4 lưu ý khi đi tập sự, thực hành dành cho sinh viên Y Dược

Điều này có thể đúng cũng có thể sai đối với một số bạn sinh viên Y Dược, nhưng quan trọng chúng ta học hỏi lẫn nhau để cũng phát triển trong quá trình tập sự, thực hành.

4 lưu ý khi đi tập sự, thực hành dành cho sinh viên Y Dược

4 lưu ý khi đi tập sự, thực hành dành cho sinh viên Y Dược

Tất nhiên không phải tự dưng tôi nói ra những điều này, đây là những kinh nghiệm tôi tích lũy trong quá trình từ một sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sau Liên thông Đại học Dược để trở thành Dược sĩ Đại học. mặc dù đây là chặng đường không quá dài nhưng cũng đủ để tôi thấm được cái triết lý của ngành học: “Chúng ta không thể tránh khỏi những sai lầm nhưng quan trọng là giảm thiểu những vấp ngã và tránh phải mất thời gian đi đường vòng sau những sai lầm đó”

Chọn đúng thời điểm

Y Dược là ngành của Sức khỏe, liên quan đến tính mạng con người nên mỗi bước đi của những Bác sĩ, Dược sĩ, Kỹ thuật viên Xét nghiệm, Điều dưỡng viên,…đều phải thận trọng. Ngoài những kỹ năng, kiến thức được học tập tại trường, sinh viên Y Dược đều mong muốn mình có nhiều thời gian thực hành, đi thực tập tại các bệnh viện, phòng khám,…để có thể học hỏi kinh nghiệm, cũng là để trải nghiệm với nghề mà mình đang theo học. Nhưng lựa chọn thời điểm nào là thích hợp cũng là một điều rất quan trọng.

Nếu bạn lựa chọn thực tập ở các bệnh viện, phòng khám từ sớm trong khi chưa trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, kỹ năng cần thiết để có thể sẵn sàng trong việc thực hành nghề thì bạn sẽ không làm được việc gì ngoài việc rót nước, pha trà,…và bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và bỏ cuộc. Tuy nhiên nếu thực tập muộn lại cũng chẳng hay một chút nào khi những bạn cùng trang lứa dày dặn kinh nghiệm thì mình vẫn là một số 0 tròn chĩnh.

Vậy chọn thời điểm nào là đúng, thích hợp nhất để kiến tập, thực tập hành nghề. Theo mình là ít nhất bạn phải học xong 3 năm của bậc đại học. Khi mà về cơ bản bạn đã hiểu thế nào là học luật, điều luật và các vấn đề cơ bản của ngành luật, có khả năng tư duy, phân tích về luật. Vấn đề còn lại chỉ là so với lý thuyết thì thực tiễn của nó ra sao, áp dụng như thế nào?

4 lưu ý khi đi tập sự, thực hành dành cho sinh viên Y Dược

Do đó thời điểm thích hợp nhất để những bạn sinh viên có thể thực tập chính là kết thúc năm 3 và đầu năm 4 Đại học và cuối năm 2, đầu năm 3 Cao đẳng. Tất nhiên Nhà trường sẽ có đợt thực tập dành riêng cho bạn, tuy nhiên bạn nên chủ động trong việc này sẽ tốt cho bạn rất nhiều không chỉ trong nghề nghiệp mà còn các mối quan hệ có thể giúp bạn ngay sau khi ra cánh cổng Trường Cao đẳng Y Dược hay Đại học Y Dược.

Chủ động chọn nơi thực tập có thể trau dồi kinh nghiệm

Địa điểm thực tập là một trong những điểm quan trọng, tiền đề để bạn có thể nâng cao kỹ năng tay nghề. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của chúng mà thực tập theo cơ chế tập thể. Tức đi thực tập cho vui, cho có bạn mà không quan tâm đến vấn đề mình sẽ học được gì? Cơ quan đó như thế nào? Người hướng dẫn mình là ai?….

Điều này sẽ thật khó có thể nói trường điều gì, nhất là trong ngành Y Dược. Nếu bạn gặp người tốt, họ sẽ giúp bạn. Nếu người thờ ơ, không quan tâm thì bạn đang tự đào nấm mồ chôn thân mình rồi đấy! Vì vậy hãy chủ động tìm hiểu nơi mình thực tập, xác định mục tiêu mình sẽ học hỏi được gì khi thực tập tại đó, từ đó bạn sẽ biết mình phải làm gì để đạt được điều đó.

Sinh viên Y Dược học hỏi kinh nghiệm

Sinh viên Y Dược học hỏi kinh nghiệm 

Học hỏi những người mà bạn tin tưởng

Phần lớn sinh viên Y Dược đi thực tập tại các bệnh viện đều không được lựa chọn người hướng dẫn mà do đơn vị tiếp nhận chỉ định hoặc phân công. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm hiểu người được phân công hướng dẫn bạn là ai để có những chuẩn bị kỹ càng hơn cũng như sẵn sàng học hỏi từ những điều cơ bản nhất. Nếu may mắn gặp được những người tốt, khiến bạn tin tưởng thì đó là may mắn của bạn, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng xảy ra nên mỗi người cần chuẩn bị hành trang tốt nhất khi bước vào thời kỳ thực tập.

Cầu thị và không quá nhiều đòi hỏi

Đây là vấn đề quan trọng góp phần tạo thành công của mỗi người. Khi bạn có thinh thần cầu thị, bạn sẽ cố gắng hơn để đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên khiêm tốn không bao giờ là thừa khi bạn không có quá nhiều đòi hỏi, bởi đây là thời gian bạn cần kiến thức, kinh nghiệm hơn là tiền bạc. Điều này sẽ giúp bạn có được thiện cảm của mọi người mà nhận được sự chỉ bảo tận tình hơn.

Đó là những kinh nghiệm của tôi trong chặng đường trở thành một Dược sĩ và tôi tạm hài lòng với những gì tôi đã đạt được nhưng không có nghĩa tôi đắm chìm trong quá khứ mà không biết đến hiện tại. Học hỏi, khiêm tốn, cầu thì,…tất cả đều sẽ giúp bạn có thêm động lực để vượt qua khó khăn để đón nhận trái ngọt.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *