Bảo hiểm y tế không chi trả một số loại thuốc đắt tiền

Nếu áp dụng Thông tư 40 của Bộ Y tế thì dù bác sĩ kê đơn thuốc đúng phác đồ điều trị thì Quỹ BHYT vẫn không chi trả cho một số loại thuốc đắt tiền.

Quỹ BHYT sẽ không chi trả một số thuốc đắt tiền

Quỹ BHYT sẽ không chi trả một số thuốc đắt tiền

Theo đó, Thông tư hướng dẫn danh mục Tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT đang dần bó hẹp bác sĩ và người bệnh vào những đơn thuốc, điều trị được bệnh thì không được chi trả bảo hiểm và ngược lại thuốc trong chỉ định và hồ sơ thuốc được duyệt thì không phù hợp với phác đồ điều trị.

Khi thuốc đắt tiền không được BHYT chi trả

Đứng trước vấn đề này nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân lẫn bác sĩ phản ứng khá gay gắt. Bởi với điều kiện kinh tế và góc nhìn chuyên môn thì nếu thực hiện Thông tư 40 vào thực tế thì bác sĩ bị bóc buộc vào các đơn thuốc theo đúng chỉ định, bệnh nhân chịu thiệt thòi, tốn thêm nhiều chi phí hơn dù được nặm trong diện chi trả BHYT.

Tại bệnh viện Nhi Đồng 1tại TP.Hồ Chí Minh thì đã có nhiều bệnh nhân đang điều trị phải bật khóc khi đọc được dòng thông báo về việc thay đổi danh mục các loại thuốc được chi trả bảo hiểm y tế. Bởi vì trong đó có một số loại thuốc rất đắt tiền, có thể ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều gia đình. Một giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định đây sẽ là vấn đề gây ảnh hưởng đến dư luận và xã hội.

Trong đó có câu chuyện của chị H. ở TP. Hồ Chí Minh có con đang điều trị ngoại trú bệnh Lupus ban đỏ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM. Theo lời kể của chị thì Quỹ BHYT sẽ không cho thuốc Cellcept 250mg Cap (Mycophenolate mofetil) và Prograf (Tacrolimus) vào danh sách các loại thuốc tân dược vào danh sách chỉ định và chi trả. Dù dược dán mấy ngày nhưng vì không để ý nên chị cảm thấy rất sốc trước thông tin này. Bởi 1 ngày con chị phải uống đến 6 viên thuốc Cellcept 250mg Cap. Nếu tính theo giá bệnh viện thì chị đã mất đến 28.000 đồng/viên. Chị cũng cho hay, mỗi lần vào bệnh viện thăm khám bác sĩ kê đủ cho 28 ngày thuốc cho cả tháng.  Chị H. tính ra nếu được BHYT chi trả thì chị chỉ cần mất1 triệu tiền thuốc. Còn đến nay không được chi trả thì chị đến 4,6 triệu. Số tiền bỗng chốc phải mất đi mà lâu nay chị không phải chi trả khiến nhiều thân nhân bệnh nhân như chị cảm thấy quá sốc. Điều này cũng đem đến sự bất ngờ cho sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khi nghe thông tin này.

Thông tư 40 gây nhiều phản ứng trái chiều

Thông tư 40 gây nhiều phản ứng trái chiều

Để phản ứng trước việc này, bệnh viện Nhi Đồng 1 đã có công văn gửi đến Sở Y tế TPHCM và các cơ quan chức năng để giải quyết chi trả BHYT cho những bệnh nhi đang có phác đồ điều trị loại thuốc phổ biến khi điều trị. Đó chính là CellCept Thuốc Tacrolimus. Vì theo thầy thuốc tư vấn thì trường hợp ghép tạng, ghép phổi phức tạp thì không hợp lý. Việc này cần điều chỉnh cho phù hợp.

Thông tư 40 “bó chặt” bác sĩ vào đơn thuốc theo chỉ định

Nguyên văn thông tư 40 của Bộ Y tế được ban hành và thực hiện mới đây đã chỉ rõ “Quỹ BHYT không thanh toán đối với trường hợp: Sử dụng thuốc không phù hợp với chỉ định đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được duyệt”. Nội dung này được Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 thẳng thắn chỉ ra sự vô lý. Bởi nếu áp dụng vào thực tế thì chúng ta có thể nhận thấy có nhiều bệnh nhi bị bệnh chân tay miệng sẽ chịu nhiều thiệt thòi nếu làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Dược Pasteur chia sẻ thêm rằng để cứu bệnh nhân thì thuốc phải có Gama globulin. Mà nếu kê thuốc này vào chỉ định của nhà sản xuất thì lại không được BHYT chi trả. Trong khi đó, theo đúng hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế thì để cứu bệnh nhi bị tay chân miệng phải dùng thuốc này để điều trị là tốt nhất. Đây cũng là thông tin khiến nhiều sinh viên Trung cấp Y Dược quan tâm.

Bác sĩ bị “bó hẹp”phác điều trị nếu áp dụng Thông tư 40

Bác sĩ bị “bó hẹp”phác điều trị nếu áp dụng Thông tư 40

Cũng theo lời của BS Khanh thì phụ thuộc vào cân nặng của bệnh nhi bị bệnh nhi mắc bệnh này phải sử dụng từ 10-20g. Trong khi đó nếu không được chi trả theo Quỹ BHYT thì 1lọ 5g bệnh nhân phải chi trả đến 2,5 đến 5 triệu. Điều đó đồng nghĩa với việc người nhà bệnh nhân phải chi đến hàng chục triệu để điều trị cho bệnh này.

Theo chia sẻ của Bác sĩ chuyên khoa hiện đang công tác tại một bệnh viện ở Đồng Nai thì thông tư trên của Bộ mà áp dụng vào thực tế thì có không ít các loại thuốc theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, Sở Y tế và Bệnh viện khám chữa bệnh thì bệnh nhân cũng không được chi trả tiền BHYT vì các loại thuốc sử đụng dó không có trong danh sách chỉ định của các nhà sản xuất thuốc. Cũng theo phân tích của một sinh viên ngành Dược thì thuốc PPI (thuốc ức chế bơm proton) không chỉ định điều trị với bệnh loét dạ dày. Tuy nhiên có không ít bệnh nhân nặng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do stress thì bắt buộc phải dùng thuốc này. Thuốc kháng Cefepim thì phải dùng 6g/ngày, nhưng tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thì chỉ dùng 4g/ngày. Điều này đã và đang gây khó khăn cho bệnh nhân thuộc diện chi trả BHYT về cả việc điều trị và thanh toán. Nếu Thông tư 40 áp dụng vào thực tế thì chỉ có bệnh nhân chịu thiệt về nhiều mặt.

Trang Minh – Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *