Cảnh giác trước những chiêu lừa đảo “chuyên nghiệp” khi thuê nhà trọ

Sinh viên năm nhất xa nhà được xem là những “con mồi ngon” đối với các chủ nhà trọ, những lời lẽ đường mật với ưu đãi hấp dẫn là những chiêu lừa đảo quen thuộc làm sinh viên dễ mềm lòng. 

Cảnh giác trước những chiêu lừa đảo "chuyên nghiệp" khi thuê nhà trọ

Cảnh giác với những chiêu lừa đảo ‘chuyên nghiệp’ khi tân sinh viên đi thuê nhà

Sẽ có rất nhiều chiêu trò được tung ra khi họ bắt gặp cảnh bố mẹ đưa sinh viên đi nhập học và tìm nhà trọ, vì thế các bạn sinh viên cần cảnh giác với những vấn đề sau đây để tránh “tiền mất tật mang”.

Nhiều trường đại học, cao đẳng đã công bố kết quả kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2017 cũng như kết quả thí sinh trúng tuyển và nhập học, chỉ ít ngày nữa thôi sẽ có hàng vạn tân sinh viên lên các thành phố lớn nhập học.

Tìm được một chỗ ở trọ an toàn, thoải mái để có thể yên tâm học tập trong quãng đời sinh viên là mối quan tâm lớn của nhiều tân sinh vinh và gia đình. Tuy nhiên, để tránh bị lừa, gạt tiền khi thuê nhà trọ; các bạn cần biết những chiêu “lừa tiền” của các chủ nhà trọ dưới đây.

Lừa tiền đặt cọc

Đối với chiêu trò này các chủ nhà trọ thường dán thông báo cho thuê phòng trên cột điện gần các trường đại học, cao đẳng với thông tin hấp dẫn để thu hút sự chú ý của những người đi đường. Khi đến địa chỉ ghi trên tờ rơi khách thuê sẽ được giới thiệu những căn phòng đẹp, rộng lớn, thoáng mát cùng hàng loạt các yếu tố thuận lợi như giá rẻ, nhà vệ sinh sạch sẽ, giá điện nước mềm, nhà xe an toàn…Thậm chí còn miễn cả phí Internet và cáp xem ti vi.

Khi khách đã đồng ý thuê phòng, chủ trọ sẽ yêu cầu khách đặt cọc với số tiền khá cao và ghi giấy nhận đặt cọc cùng các khoản thỏa thuận. Vài ngày khi đến hẹn, khách thuê trở lại để ký hợp đồng sẽ gặp một người khác hoặc sẽ đưa ra nhiều yêu sách như: phải đóng thêm hàng loạt các chi phí phát sinh như tiền gửi xe, tiền mặt bằng, tiền điện nước, tiền đăng ký tạm trú…khiến nhiều người sợ và phải “bỏ của chạy lấy người”. Hoặc cố đòi lại tiền đặt cọc sẽ bị mắng chửi rất thô tục và có nhiều thanh niên to con đứng hì dọa.

Đưa đến phòng khác giá cao hơn

Cảnh giác trước những chiêu lừa đảo "chuyên nghiệp" khi thuê nhà trọ

Khi khách thuê làm căng nhất định đòi được phòng, nếu một số đối tượng “chủ trọ” hứa sẽ dẫn đi nơi khác xem nhà với điều kiện tốt hơn nhưng khi dẫn đến lại toàn những nơi không chỉ sập xệ mà giá còn cao hơn. Vài lần như thế, khách thuê đâm nản, chủ động bỏ tiền cọc, đi kiếm phòng khác.

Cho địa chỉ ma

Ngoài những trường hợp đặt cọc khi đi coi phòng và bị lừa, một số đối tượng còn nói với khách thuê mình là chủ của nhiều dãy trọ ở nhiều khu vực. Khách cứ đặt cọc tiền trước, họ sẽ ghi giấy biên nhận cho khác trọ để họ mang đến chỗ X, Y…  sẽ có người sắp xếp phòng. Tuy nhiên, khi đến điểm đó sẽ nhận được câu trả lời là không biết thông tin trên giấy hoặc không có liên hệ. Khi quay lại nơi đặt tiền cọc thì nhận được câu trả lời vì đây là dịch vụ, đã đến nơi giới thiệu thì phải trả phí.

Nhận diện những chủ trọ chuyên lừa đảo

Khi thấy thông tin trên tờ rơi nêu ra quá nhiều điểm thuận lợi hợp tiêu chí chọn nhà như gần trung tâm, vệ sinh riêng, nước chủ nhà bao, điện trả theo giá nhà nước, cáp, wifi miễn phí, có chỗ để xe… thì nên cảnh giác vì những ưu điểm trên đều dẫn đến địa chỉ của những “thánh lừa”, họ sẽ tìm mọi cách ép khách hàng phải đặt cọc.

Cách tránh lừa đảo khi thuê nhà trọ

Đối với những bạn sinh viên mới nhập học thì cách tốt nhất hãy nên đăng ký ở trong KTX của trường để làm quen với môi trường sống mới, sau khi đi học các bạn có thể tận dụng mối quan hệ trong lớp để tìm phòng trọ hoặc ở ghép. Hoặc nếu có quen biết với anh chị khóa trên hãy nhờ họ tìm phòng hộ hoặc xin ở chung cho tới khi tìm được chỗ mới.

Trong trường hợp buộc phải thuê phòng, sinh viên cần đến tận nơi để kiểm tra nhà trọ – phòng trọ. Khi sinh viên “giao tiền” của mình cho phía cho thuê nhà trọ – phòng trọ, cần chú ý những điều sau:

Kiểm tra nhà trọ – phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe ở đâu,… kiểm tra xem mọi thứ có ổn và an toàn không?

Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ – phòng trọ:

Chủ nhà trọ – phòng trọ là ai

Giờ giấc ra vào

Các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?

Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc),

Ngoài những phí cơ bản còn có bất kỳ khoản phí nào khác nữa hay không?

Có đồng hồ điện nước riêng hay không?

Hãy xem kỹ giấy đặt cọc: phải chi tiết rõ ràng các thông tin về mức phí, giá cả để tới ngày ký hợp đồng làm bằng chứng. Trên giấy phải có chữ ký của cả 2 bên và tiền đặt cọc chỉ đưa 50% giá bên nhà trọ đưa ra.

Cuối cùng là ngày ký hợp đồng thuê trọ. Các bạn phải đọc kĩ hợp đồng để xem hợp đồng có rõ ràng ngày tháng và các điều khoản hay không, đầy đủ thông tin chưa, có quy định bồi thường gì trong hợp đồng hay không?

Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *