Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia liên tục thay đổi học sinh hoang mang

Trong vài năm trở lại đây, Bộ GD&ĐT liên tục thay đổi cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2018, điều này khiến giáo viên và các thí sinh vô cùng lo lắng.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia liên tục thay đổi học sinh hoang mang

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia liên tục thay đổi học sinh hoang mang

Sẽ không còn “mưa điểm 10” trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 “mưa điểm 10” khó xuất hiện, sở dĩ có điều này là do năm 2018 Bộ GD&ĐT quyết định đưa cả nội dung ôn tập chương trình lớp 11 và 12 vào đề thi. Các thay đổi về cấu trúc, hình thức thi trắc nghiệm tự luận khiến thí sinh phải quay như “chong chóng”.

Nếu kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016, môn Toán thi theo hình thức tự luận và các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi trắc nghiệm thì đến năm 2017, Bộ GD-ĐT quyết định môn Toán chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm. Việc Bộ thay đổi liên tục hình thức thi khiến nhiều thế hệ học sinh cảm thấy khá lo lắng, bất ngờ khi họ phải thay đổi phương pháp học để đạt kết quả thi cao nhất.

Đến kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 cũng vậy, hàng triệu học sinh thấp thỏm ngóng chờ đề thi minh họa. Ngay sau khi Bộ công bố đề thi này, nhiều trường lại cấp tập triển khai cho học sinh làm quen với định dạng của đề thi trong quá trình dạy học và ôn tập. Nhiều thầy cô giáo nhận xét, đề minh họa kỳ năm nay có độ khó và tính phân loại cao hơn so với đề thi chính thức của năm 2017. Đặc biệt đề thi còn bao gồm cả nội dung chương trình lớp 11 chính vì thế nếu không ôn tập kỹ lưỡng học sinh khó lòng đạt điểm cao trong kỳ thi tới, “mưa điểm 10” cũng khó xuất hiện.

Sẽ không còn "mưa điểm 10" trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Sẽ không còn “mưa điểm 10” trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Mỗi năm đổi một kiểu, học sinh khó lòng theo kịp

Mỗi năm Bộ GD&ĐT lại thay đổi một phương án thi khiến cho các thí sinh không thể theo kịp, theo TS Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, nội dung kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ nằm trong chương trình cả lớp 11 và lớp 12 THPT. Từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi THPT Quốc gia nằm trong chương trình toàn cấp THPT. Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.

Trước những thay đổi tới “chóng mặt” này của Bộ các thí sinh giáo viên và cả phụ huynh không khỏi lo lắng, trong khi các học sinh chưa thể làm quen với phương thức thi của năm trước thì tới năm sau đã thay đổi, vô hình chung tạo ra một tâm lý lo lắng cho các thí sinh thi THPT Quốc gia.

Theo giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội Bộ không nên năm nào cũng thay đổi thi cử, làm như vậy học sinh sẽ hoang mang, xã hội bất ổn, nếu muốn thay đổi thì Bộ hãy nghiên cứu thật kỹ rồi đưa ra lộ trình áp dụng, để nhà trường, học sinh và phụ huynh có thời gian chuẩn bị, thích nghi dần. Tránh tình trạng thí sinh thấp thỏm lo lắng, học sinh cũng chuyên tâm vào ôn luyện cho kỳ thi quan trọng này. Theo chủ trương của Bộ, cần giảm tải kiến thức và áp lực cho thí sinh, thế nhưng mỗi năm lại thay đổi hình thức, thay đổi nội dung và kiến thức thi thì ngày một tăng lên, muốn đổi mới thì cần phải có sự nghiên cứu rõ ràng, có lộ trình, không thể năm nào cũng đổi mới và bắt học sinh phải chạy theo.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *