Giải đáp thắc mắc: phần mềm lọc ảo hoạt động như thế nào?

Dù đã được nghe nói rất nhiều về phần mềm lọc ảo nhưng nhiều thí sinh vẫn không biết phần mềm lọc ảo là gì, hoạt động như thế nào và liệu có chính xác không bởi điều này tác động đến việc trúng tuyển của thí sinh.

Giải đáp thắc mắc: phần mềm lọc ảo hoạt động như thế nào?

Bộ GD & ĐT chạy thử nghiệm phần mềm lọc ảo

Tuyển sinh 2017: Phần mềm lọc ảo hoạt động như thế nào?

Những mùa tuyển sinh năm trước, đặc biệt trong năm 2015 tình trạng “vỡ trận” đã xảy ra ngay trong ngày xét tuyển cuối cùng do lượng thí sinh đến rút-nộp hồ sơ tăng nhanh, không những thế việc rút hồ sơ nhiều nhưng thông tin về việc thay đổi nguyện vọng lại chưa được các trường cập nhật kịp thời do sự cố nghẽn mạng Internet. Vì thế, các trường khác không thể nhận được dữ liệu để đăng ký xét tuyển cho thí sinh.

Đến mùa tuyển sinh năm 2016 tuy không còn tình trạng vỡ trận nhưng tình trạng thí sinh ảo gây khó khăn cho các trường trong việc tuyển đầu vào.

Việc xét tuyển nguyện vọng năm nay tuy không giới hạn về số lượng nguyện vọng nhưng với quy chế mới này, Bộ GD-ĐT cũng đã hỗ trợ các trường lọc được thí sinh ảo cũng như tránh nguy cơ “vỡ trận” khi thí sinh dồn vào ngày cuối cùng mới đăng ký xét tuyển. Vậy tuyển sinh 2017, phần mềm lọc ảo sẽ hoạt động như thế nào?

Chia sẻ với Trung tâm truyền thông Cao đẳng Dược – Trường cao đẳng Y Dược Pasteur 25/7 về vấn đề lọc ảo, PGS. TS Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay: “Tính đến thời điểm này, nhà trường chưa nhận được dữ liệu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Theo thông báo của Bộ GD&ĐT thì khả năng là ngày mai (26/7) thì các trường mới nhận được”.

Nói về việc chuẩn bị phần mềm lọc ảo, Ông cũng cho biết: “Mấy tuần nay, phần mềm lọc ảo đang chạy các dữ liệu về danh sách giả định, nguyện vọng giả định như một cuộc “tập trận”. Hiện nay, phần mềm này chạy tương đối tốt và ổn định.

Phần mềm lọc ảo thực chất là việc làm rất ý nghĩa của Bộ GD&ĐT và các trường ĐH, giúp học sinh điểm tốt hoặc cao không có nguy cơ bị trượt, phần mềm lọc ảo nó hoạt động thông qua việc loại bỏ những thí sinh đã trúng tuyển một trường ở nguyện vọng đầu sẽ bị hủy xét tuyển ở các nguyện vọng sau (phần mềm sẽ tự động lấy điểm từ phía trên xuống, nếu không vướng điều kiện gì thì như thí sinh trúng tuyển).

Ví dụ, thí sinh A vừa đăng ký xét tuyển vào ĐH Bách Khoa Hà Nội vừa vào ĐH Xây dựng, ĐH Kinh tế Quốc dân. Nếu thí sinh A ưu tiên nguyện vọng 1 ở ĐH Bách Khoa Hà Nội thì lập tức phần mềm loại 2 nguyện vọng còn lại. 

Riêng đối với những thí sinh tham gia xét tuyển khối ngành quân đội, công an thì phần mềm không lọc được. Khi đó, phần mềm của Bộ GD&ĐT sẽ giúp các trường tiếp tục lọc ảo.

Phương thức xét tuyển của các trường thuộc nhóm GX

Đặc biệt năm nay, các trường sẽ cùng chia sẻ thông tin, cùng lọc ảo với nhau và được giao quyền tự chủ rất lớn nên cách thức hoạt động của các trường trong nhóm GX do ĐH Bách Khoa chủ trì rất khác với năm ngoái. Dự kiến nhóm GX có khoảng 220.000 –  250.000 thí sinh chiếm tỉ lệ lớn của thí sinh miền Bắc. Tuy nhiên, chỉ lọc ảo được với những thí sinh cũng đăng ký nhóm GX.

giai-dap-thac-mac-phan-mem-loc-ao-hoat-dong-nhu-nao-2

Danh sách các trường thuộc nhóm GX

PGS. TS Trần Văn Tớp cho hay: chỉ sợ một đơn vị nào đó chưa thực sự đầu tư thời gian và công sức cho phần mềm lọc ảo nên có thể khi chạy dữ liệu thật sẽ xảy ra trục trặc. Ví như, chiều ngày 25/7 có một đơn vị do nhóm GX đưa ra điều kiện nộp hồ sơ của khối Bộ (Toán, Hóa, Sinh) là điểm Tiếng Anh phải trên 4,00.

Nếu như vậy sẽ xảy ra tình trạng, nếu những thí sinh đã tốt nghiệp năm ngoái mà năm nay chỉ thi tổ hợp để xét tuyển đại học thì sẽ bị vướng vì không có điểm Tiếng Anh. Một câu hỏi đặt ra là điểm dự thi Tiếng Anh năm ngoái của các em có được tính không? Nếu không được tính  thì sẽ có những em có điểm Toán, Hóa, Sinh rất cao nhưng không có điểm thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ bị loại ngay.

Hiện nay chúng tôi cũng đang trao đổi lại với đơn vị này, có thể đưa điều kiện này thành điều kiện sơ loại. Như ĐH Bách Khoa Hà Nội đưa ra điều kiện sơ loại là tổng ba môn thí sinh phải trên 20 điểm”.

Được biết, kỳ tuyển sinh năm 2017, số lượng thí sinh đăng ký thay đổi nguyện vọng rất lớn. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến việc lọc ảo, điểm chuẩn các trường biến động lớn, các trường khó tuyển đủ chỉ tiêu?

Trả lời vấn đề này, PGS. TS Trần Văn Tớp cho hay: “Việc nhiều thí sinh thay đổi nguyện vọng sẽ không ảnh hưởng gì đến công tác lọc ảo và xác định điểm chuẩn của các trường. Sau khi chốt lại cơ sở dữ liệu mà các Sở GD&ĐT gửi, thì cứ căn cứ vào đó để xét tuyển cũng giống như “án tại hồ sơ”.

Chỉ có điều, khi tôi nghe phản ánh có những em thao tác nhầm nên thay đổi nguyện vọng không như mong muốn nên các em bị mất quyền được điều chỉnh lại. Bởi lẽ, theo quy chế tuyển sinh 2017, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần”.

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT các nhóm trường xét tuyển miền Bắc sẽ được tiếp xúc với dữ liệu khối ngành quân đội và công an và một phần thí sinh miền Trung. Nếu tiếp cận được dữ liệu tuyển sinh của những thí sinh ở Quảng Bình, Quảng trị, Huế ra miền Bắc học thì việc lọc ảo của nhóm GX sẽ còn hiệu quả hơn nữa.

Như vậy, trừ lượng thí sinh không xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia thì lượng thí sinh ảo sẽ được giảm thiểu”.

Nguồn: 24h – Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *