Luật sư của BS Hoàng Công Lương tung chứng cứ lật ngược tình thế

Liên quan đến vụ 8 người chết do chạy thận ở BVĐK Hòa bình, mới đây Luật sư của BS Hoàng Công Lương tung chứng cứ chứng minh hoạt động chạy thận tại BV diễn ra không phép trong 6 năm.

Luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương trong phiên tòa sáng ngày 23/4

Luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương trong phiên tòa sáng ngày 23/4

Giấy phép không có phần lọc máu

Theo thông tin mới nhất bên tin tức Y dược cập nhật, sáng 23-5, luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương đề nghị được hỏi ông Đỗ Đình Vận (phó giám đốc bệnh viện). Khai tại tòa ở các phiên trước, ông Vận cho biết tại thời điểm 8/3/2010 bệnh viện đã có quyết định thành lập đơn nguyên thận nhân tạo và ngày 15-3/2010 chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên trước câu trả lời này, luật sư Phúc đề nghị cho biết thời điểm nào bệnh viện mới làm thủ tục với Sở Y tế tỉnh để điều chỉnh giấy phép đối với việc phát sinh thêm lĩnh vực nhưng ông Vận cho biết không quản lý lĩnh vực này, vì năm 2010 chưa làm lãnh đạo nên không nắm được và đề nghị luật sư Nguyễn Danh Huế thay mặt bệnh viện trả lời.

Đại diện phía bệnh viện, luật sư Huế trả lời 20/6/2016, Sở Y tế Hòa Bình có quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật bổ sung đang thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, trong đó có lọc máu liên tục, lọc máu hấp thụ bằng than hoạt tính…Ông Huế thừa nhận giấy phép hoạt động khám chữa bệnh của Sở Y tế cấp cho bệnh viện trước đó bị thiếu phần lọc máu liên quan đến thận. “Lãnh đạo bệnh viện khai từ tháng 3/2010 đã thành lập khoa lọc máu và chính thức triển khai dịch vụ lọc máu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đến năm 2016 mới thay đổi giấy phép thì trong 6 năm đó bệnh viện hoạt động lọc máu dưới sự chỉ đạo của ai hay được cấp giấy phép nào khác không?”, luật sư Phúc đặt vấn đề. Như vậy có thể thấy trong 6 năm liền BVĐK tỉnh Hòa Bình đã chạy thận, lọc máu cho người bệnh ngay cả khi bệnh viên không được cấp phép cho hoạt động trên.

Theo đánh giá chuyên môn của những giảng viên Liên thông đại học y dược thì việc một bệnh viện lớn không được cấp phép để hoạt động lọc máu chạy thận nhưng vấn “cố tình” chạy là điều hết sức nguy hiểm và thiếu đạo đức nghề nghiệp, không khác gì để tính mạng người bệnh “ngàn cân treo sợi tóc”.

Luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương trong phiên tòa sáng ngày 23/4

BV ĐKHB chưa được cấp phép cho phần lọc máu chạy thận

Bệnh viện đa khoa Hòa Bình chạy thận “chui” trong 6 năm

Luật sư Huế cho biết: “Tất cả hoạt động của đơn nguyên thận nhân tạo được chỉ đạo trực tiếp từ nguyên giám đốc Trương Quý Dương. Chắc chắn giấy phép này chưa đủ thì bệnh viện mới làm công văn xin Sở Y tế Hòa Bình cấp giấy phép hoạt động từ năm 2014 rồi 2 năm sau xin phê duyệt kỹ thuật bổ sung thêm phê duyệt danh mục kỹ thuật bổ sung chức năng lọc máu”. “Như vậy từ 2010 bệnh viện đã thực hiện lọc máu nhưng đến 2016 mới được cấp phép?”, luật sư Phúc hỏi. “Đúng vậy”, ông Huế trả lời.

Sau câu trả lời này, ông Đỗ Đình Vận giải thích thêm: Việc thành lập đơn nguyên thận nhân tạo phải được sự đồng ý của Sở Y tế, bệnh viện trình lên Sở xem xét có được làm hay không thì mới làm. Hàng năm bệnh viện có danh mục kỹ thuật mới báo cáo lên thì Sở Y tế bổ sung. Bổ sung này còn có sự kết hợp bên bảo hiểm. Luật sư Trần Hồng Phúc cho biết theo tài liệu thu thập được, năm 2015 ông Trương Quý Dương đã ký văn bản báo cáo Sở Y tế xin cấp phép. Ông Vận xác nhận có biết văn bản này. “Năm nào chúng tôi cũng có danh mục bổ sung, ngoài cái cũ thì có danh mục mới triển khai kỹ thuật”, ông Vận trả lời đến đây thì chủ tọa phiên tòa đề nghị luật sư tập trung những vấn đề xem xét trong phạm vi vụ án, không hỏi việc cấp phép.

Ông Trương Quý Dương, nguyên giám đốc Bệnh viện đa khoa Hoà Bình là người mà ngay từ khi phiên toà bắt đầu, các luật sư của cả bị cáo và bị hại liên tục đề nghị triệu tập, nhưng vẫn không có mặt với lý do đang ở nước ngoài.

Đề nghị GĐ BVĐK Hòa Bình cần chịu một phần trách nhiệm

Đề nghị GĐ BVĐK Hòa Bình cần chịu một phần trách nhiệm

Ông Trương Quý Dương cần phải chịu một phần trách nhiệm

Tại phiên tòa chiều 23/5, bị cáo Bùi Mạnh Quốc (nguyên Giám đốc Công ty Trâm Anh) gửi lời xin lỗi đến gia đình các bệnh nhân trong vụ án chạy thận nhân tạo và cám ơn đại diện người nhà bị hại đã xin giảm hình phạt cho mình. Trong phiên toà Bùi Mạnh Quốc thừa nhận mình không biết sử dụng các loại hóa chất như cáo trạng nêu là trái quy định của Bộ Y tế. Việc sục rửa máy lọc thận đã từng được anh ta thực hiện ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và một số bệnh viện khác mà chưa bị bên giám sát hỏi dùng hóa chất gì. Sau phần trả lời Quốc xin nhường phần bào chữa cho vị luật sư của mình là ông Nguyễn Tiến Dũng. Tại phiên tòa, luật sư Dũng đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của Thiên Sơn trong vụ án bởi công ty trên mới là đơn vị ký hợp đồng trực tiếp với bệnh viện. Hơn nữa, thời điểm xảy ra sự cố tháng 5/2017, không có hợp đồng ký giữa 2 Công ty Trâm Anh và Thiên Sơn.Cũng theo ông, bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã không ban hành quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành hệ thống vì trước khi xảy ra sự cố Quốc đã nhiều lần đều dùng các hóa chất như hôm 29/5/2017 để sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình mà không bị ai nói gì. Do vậy, vị luật sư cho rằng bệnh viện phải chịu trách nhiệm phần lớn và ông Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình) phải chịu trách nhiệm chính. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng phải có trách nhiệm, vì sau khi sự cố xảy ra, Bộ Y tế mới ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan. Trước khi xảy ra sự việc trên, Bộ Y tế, chưa ban hành quy định về quy trình, kỹ thuật chạy thận nhân tạo.

Hiện nay nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm của 8 người chạy thận ở BVĐK Hòa Bình đã được làm rõ, tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng thuộc về ai cũng như BS Hoàng Công Lương có thực sự vô tội hay không thì vẫn còn là “ẩn số”. Ban tuyến sinh Cao đẳng Y dược sẽ cập nhật thông tin vụ án trong những phần tiếp theo.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *