Ngành giáo dục chưa bao giờ có lương tháng 13

Từ xưa tới nay, ngày giáo dục chưa bao giờ mơ ước đến lương thưởng tháng thứ 13, mặc dù năm 2018 đã có nhiều thay đổi trong công tác quản lý, song nhiều giáo viên trường công vẫn chưa dám mơ tới một cái Tết đầy đủ.

Ngành giáo dục chưa bao giờ có lương tháng 13

Ngành giáo dục chưa bao giờ có lương tháng 13

Giáo viên trường công thấp thỏm chờ thưởng

Theo thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có được, trong khi các giáo viên tại các trường tư được thưởng lương tháng thứ 13 thì đây chỉ là những mơ ước của các giáo viên trường công. Đặc biệt là các giáo viên tại các vùng cao như Yên Bái… chỉ mong muốn học sinh có được cái ăn, cái mặc chứ cũng không dám nghĩ tới thưởng Tết. Trong năm nay, hệ thống các trường giáo dục công lập đã quan tâm nhiều hơn tới thưởng tết cho giáo viên, cán bộ, nhân viên. Mặc dù vẫn còn khá nhiều khó khăn, song các trường công lập hiện nay cũng đang cố gắng hoàn thiện mức thưởng Tết cho các cán bộ, giáo viên.

Với các trường công lập ở Hà Nội, thấp nhất thì giáo viên được thưởng khoảng 500.000 đồng – 1 triệu đồng, đa số thưởng mức trung bình từ 3 – 5 triệu đồng/người. Một số trường thuộc huyện ngoại thành khó khăn của TPHCM cũng chỉ dừng ở 2-5 triệu đồng. Chia sẻ về những vấn đề này, nhiều hiệu trưởng của các trường công lập cho biết: Nhà trường cũng rất muốn tạo điều kiện cho các giáo viên có được cái Tết ấm no, đủ đầy, mong giáo viên của mình có thưởng cao sau cả năm cống hiến. Dù thưởng ít hay nhiều thì đó cũng thể hiện sự quan tâm và trân trọng những gì họ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, quỹ lương của ngành giáo dục chưa bao giờ có lương tháng 13 như các ngành khác.

Giáo viên miền xuôi đã khó khăn, các giáo viên miền ngược cũng chẳng mơ ước tới thưởng Tết. Những trường học tại các huyện Văn Chấn, Yên Bái hay Sơn La… các giáo viên chỉ mơ ước có được quần áo, sách vở, cái ăn cho học sinh chứ chưa mơ tới thưởng Tết. Hiệu trưởng các trường tại đây cũng cho biết, phải tiết kiệm mọi chi phí sinh hoạt cho trường học để có thể dư cho giáo viên có thêm cái Tết nhưng cũng chẳng thấm vào đâu.

Giáo viên trường công mòn mỏi chờ thưởng Tết

Giáo viên trường công mòn mỏi chờ thưởng Tết

Cộng đồng giáo viên trong cả nước có được phần nào an ủi khi đọc bài thơ “Tết” của thầy giáo Phan Thúc Định (giáo viên môn văn Trường trung học phổ thông Quỳ Hợp 2, huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An) đăng tải bài thơ “Tết!” trên trang Facebook cá nhân.

“TẾT!

Vợ hỏi rằng tết được thưởng gì không?

Em đọc báo thấy nhiều ngành thích thật!

Nghề của anh tết càng thêm chật vật

Hỏi làm chi cho rơm rớm nỗi niềm…

Đã chọn anh đồng nghĩa chẳng chọn tiền

Nghề thanh bạch từ muôn đời vẫn vậy

Bao nhiêu năm có bao giờ em thấy?

Tết nhà mình dư dả để chi tiêu…

Đừng buồn em khi tiền chẳng có nhiều!

Trời bù đắp cho tiếng cười rộn rã

Lộc vẫn biếc dẫu trời đông buốt giá

Mượn môi cười bôi xóa hết ưu tư!

Tết với anh là ánh mắt nhân từ

Người vợ đảm luôn sẵn lòng chia sẻ

Là nụ cười tinh tươi trên bờ môi con trẻ

Líu lo lòng mỗi sáng giữa trời yên!”

Bên cạnh những giáo viên không dám mơ tới thưởng Tết cũng có những người muốn chạy vào biên chế Nhà nước, thích làm việc ở trường các trường công, đến khi Tết không có phúc lợi như trường tư lại luôn than vãn và kêu ca. Ngành giáo dục là một trong những ngành cao quý, từ rất nhiều năm nay các giáo viên cũng không mơ ước tới mức thưởng Tết quá cao, làm giàu từ nghề giáo là một điều không nên và không thể có trong môi trường sư phạm.

Nền giáo dục của chúng ta đang tiến bộ không ngừng, các thầy cô giáo của chúng ta hãy luôn là tấm gương sáng…mà không phải là việc vi phạm dạy thêm, học thêm, vi phạm đạo đức, nghề nghiệp hay bệnh “giả dối” trong ngành. Tuy nhiên ngành giáo dục cả nước cần quan tâm giáo viên hơn, để mọi giáo viên đều có thưởng tết. Theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội, việc thưởng Tết cũng như một món quà khích lệ tinh thần của các giáo viên, mặc dù thưởng Tết trong ngành giáo dục không nhiều, nhưng cũng cần có để các giáo viên cảm thấy ấm lòng, tiếp tục vì sự nghiệp ươm mầm tương lai của đất nước.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *