Thực hư việc dùng “ thuốc giải rượu”

Nhiều người cho rằng chỉ cần uống “thuốc giải rượu” là có thể yên tâm nhậu nhẹt mà không sợ say xỉn vậy uống thuốc giải rượu có thực sự giải được rượu không?

Thực hư việc dùng “ thuốc giải rượu”

Thực hư việc dùng “ thuốc giải rượu”

Nhiều người cho rằng chỉ cần uống “thuốc giải rượu” là có thể yên tâm nhậu nhẹt mà không sợ say xỉn vậy uống thuốc giải rượu có thực sự giải được rượu không?

Thành phần chính có chứa trong rượu

Tất cả các loại bia rượu hay nước giải khát có cồn đều chứa thành phần etylic tên khoa học là ethanol còn các thành phần còn lại có tác dụng tạo ra màu sắc đặc trưng cho từng loại rượu. Rượu được hấp thụ rất nhanh khoảng 20 đến 50 phút sau đó được phân phối  nhanh qua các tổ chức và dịch cơ thể. Và có tới 90% rượu được hấp thụ và chuyển hóa tại gan chỉ có 10% rượu được thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu.

Tổng hợp các giai đoạn say rượu

Theo Dược sĩ Nông Thị Dương – giảng viên Văn bằng 2 Dược Hà Nội cho biết có 6 giai đoạn say rượu như sau:

  • Giai đoạn đầu tiên: hưng phấn lúc này rượu đang được ngấm dần vào cơ thể khiến người uống rượu bị mất kiểm soát và tập trung giảm, ít chú ý , mặt đỏ ửng…
  • Kích động: người uống rượu rơi vào trạng thái mờ ảo, phản ứng chậm và ảnh hưởng đến vị giác.
  • Lúng túng: khi này cơ thể không biết bản thân đang làm gì, đi đứng lảo đảo, cảm xúc cực đoan, buồn ngủ, nói không mạch lạc,câu chữ có phần sai lệch.
  • Sững sờ: bắt đầu có hiện tượng buồn nôn, ói mửa cơ thể mất dần đi cảm giác.
  • Bất tỉnh: rơi vào trạng thái mất hoàn toàn ý thức, nhịp tim bắt đầu đập chậm hơn bình thường.
  • Tử vong: trường hợp nặng hơn có thể bị ngộ độc rượu dẫn đến tử vong.

Một số phương pháp chống say rượu

Thực hư việc dùng “ thuốc giải rượu”

Một số phương pháp chống say rượu

  • Nên ăn lót dạ trước khi uống rượu

Rượu hấp thu nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ trống của dạ dày, nếu được hấp thu tốt thì mức độ hấp thu của rượu sẽ chậm hơn so với khi dạ dày đói. Do đó, Dược sĩ Mai Thị Loan tốt nghiệp Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: nên ăn nhanh trước khi uống rượu đặc biệt là những thực phẩm có chứa hàm lượng dầu mỡ bởi có tác dụng giảm hấp rượu nên làm chậm say hơn.

  • Tăng lượng rượu thoát ra theo đường hô hấp

Theo các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người uống rượu nên thực hiện thở sâu hoặc nói nhiều… có thể làm giảm nồng độ cồn trong máu.

Với một số phương pháp giải rượu trên nhiều người cũng có sử dụng thêm “thuốc giải rượu” vậy thuốc có tác dụng như thế nào?

Thực hư việc dùng “ thuốc giải rượu”

Hiện nay, trên thị trường có quảng cáo các loại “viên giải rượu” khác nhau với các thành phần chủ yếu gồm đường glucose, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic. Tuy nhiên, những loại thuốc này, chỉ có tác dụng làm nhanh quá trình chuyển hóa rượu mà không có công dụng bảo vệ và phục hồi cơ quan dễ bị rượu làm tổn hại như gan hoặc triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái “xỉn”. Chúng ta cần nhớ rằng, không có một “thần dược” nào giúp cho con người uống rượu không say vì vậy mỗi người cần hạn chế uống rượu tốt nhất có thể.

Nguồn: Theo báo sức khỏe đời sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *