Tuyển sinh năm 2018: các trường Y Dược lập nhóm xét tuyển riêng

Rút kinh nghiệm từ những mùa tuyển sinh trước, năm 2018 các trường Y Dược sẽ thành lập nhóm xét tuyển riêng nhằm đưa ra mức điểm sàn, điểm cộng ưu tiên phù hợp hơn.

Tuyển sinh năm 2018: các trường Y Dược lập nhóm xét tuyển riêng

Hội nghị các trường đại học Y dược họp bàn về các vấn đề đào tạo Y Dược

Vấn đề tuyển sinh năm 2018 khối trường Y Dược được thực hiện như thế nào; cộng điểm ưu tiên ra sao đã được đề cập nhiều tại Hội nghị Hội đồng hiệu trưởng các trường Đại học Y dược Việt Nam lần thứ XVI diễn ra vào ngày  được tổ chức hai ngày 26, 27/8 tại Hà Nội với sự tham gia của 17 trường ĐH Y dược trên toàn quốc.

Theo ý kiến của đại diện nhiều trường Đại học, Cao đẳng việc tuyển sinh có thể dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, vừa xét tuyển dựa vào học bạ. Việc xét tuyển trên cơ sở tổ hợp gốc khối B chiếm tỷ lệ không dưới 25%, ngoài ra các trường có thể xây dựng và đề xuất thêm các tổ hợp mới để tăng nguồn tuyển cho từng trường.

Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng nên thành lập nhóm xét tuyển theo phương thức xét tuyển riêng so với các trường khác và sử dụng phần mềm xét tuyển chung trong nhóm. Dựa trên kết quả xét tuyển chung để thực hiện việc xét tuyển cho từng trường. Trong quá trình xét tuyển theo nhóm, các trường sẽ cùng nhau chia sẻ thông tin tuyển sinh để giảm tỷ lệ thí sinh ảo.

“Các trường tham gia nhóm sẽ tiết kiệm được chi phí và nhân lực trong tuyển sinh, đồng thời hỗ trợ được đội ngũ kỹ thuật của nhóm cũng như chủ động hơn trong việc xác định điểm chuẩn dự kiến và danh sách thí sinh trúng tuyển trước khi trình Bộ GD-ĐT”. Vị đại diện trường này nói.

Việc tham gia nhóm xét tuyển chung dưới tinh thần tự nguyện, các trường sẽ chia sẻ thông tin dữ liệu tuyển sinh. Từ việc phân tích những dữ liệu này, các trường sẽ biết được những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng trên ở những trường khác nhưng có khả năng trúng tuyển vào trường mình ở nguyện vọng sau, từ đó đưa ra mức điểm phù hợp. Việc tham gia nhóm xét tuyển chung còn đem lại lợi ích cho thí sinh, giúp thí sinh có thông tin đầy đủ, chính xác để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào trường đại học phù hợp với kết quả thi của mình.

Theo đó để hiện thực hóa đề xuất trên, các trường trong nhóm ngành Y Dược cần có một phần mềm xét tuyển chung, và có một trường giữ vai trò chủ đạo tương tự nhóm GX. Căn cứ xét tuyển chủ yếu sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, hạn chế sử dụng các phương thức xét tuyển khác. Tuy nhiên đây mới chỉ là ý kiến đề xuất để các trường tham khảo cho kỳ thi cũng như xét tuyển vào Đại học sắp tới. Tất cả còn chờ Bộ cũng như các trường thống nhất.

Mức điểm sàn riêng cho xét tuyển Y Dược năm 2018

Việc đưa ra điểm sàn riêng cho xét tuyển Y Dược năm 2018 cũng được đưa ra, theo đó đại diện nhiều trường lo ngại việc cộng điểm ưu tiên quá nhiều sẽ không tìm được những thí sinh xứng đáng. Đơn cử như trong mùa tuyển sinh năm 2017 dựa trên đề thi chung đó là kỳ thi thpt  quốc gia năm nay. Có đến gần 100% các thí sinh đậu vào trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh là bằng điểm ưu tiên, nhiều học sinh ở Thành phố không đậu đại học. Điều này đã được những người đứng đầu lãnh đạo 2 trường Đại học danh tiếng trong đào tạo y khoa của 2 đầu đất nước thừa nhận.

Tuyen-sinh-cao-dang-duoc-pasteur-1

Trước đó thì không chỉ có hệ Đại học mà một ý kiến được đưa ra bàn thảo đó là đào tạo với hệ trung cấp và Cao đẳng Y Dược với các chuyên ngành như Cao đẳng Dươc, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Xét nghiệm … nằm trong khối ngành đào tạo sức khỏe bắt buộc tối thiểu phải tốt nghiệp trung học phổ thông (lớp 12) chứ không như tuyển sinh hiện tại.

Việc xây dựng điểm sàn riêng cho các trường Đại học Y dược không phải là để tuyển sinh riêng mà vẫn thực hiện tuyển sinh chung dựa trên đề thi của Bộ GD&ĐT như năm nay.

Cụ thể kiến nghị về xây dựng điểm sàn tuyển sinh riêng cho các trường Y Dược được TS Vũ Văn Thành, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định nêu đề xuất về phương án tuyển sinh sau khi phân tích thuận lợi và khó khăn của kỳ tuyển sinh 2017 vừa qua. Ông Thành cho rằng cần thiết phải có phương án tuyển sinh chung cho các trường y dược, sử dụng chung một phần mềm xét tuyển.

Theo đó “trong quá trình xét tuyển theo nhóm, các trường sẽ chia sẻ thông tin tuyển sinh để giảm tỉ lệ thí sinh ảo. Như vậy, các trường sẽ tiết kiệm được chi phí và nhân lực trong tuyển sinh. Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích điều này. Ông Thành đề xuất ngoài phần mềm xét tuyển chung, nhóm cần có 1 trường giữ vai trò chủ đạo, đồng thời các trường trong nhóm hạn chế sử dụng phương thức xét tuyển khác như học bạ để các trường có thể kiểm soát được thí sinh ảo” Điều này có nghĩa là các trường y dược sẽ là một nhóm xét tuyển riêng.

Cộng điểm ưu tiên như thế nào?

Tại hội nghị, lãnh đạo một số trường đưa ra quan điểm cần xem xét lại chính sách cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh.

Theo PGS Hoàng Năng Trọng, cộng điểm là đúng chủ trương của Đảng, nhà nước. Đối tượng ưu tiên cũng khó thay đổi và sẽ không có nhiều. Nhưng cộng điểm theo khu vực cần được xem xét. “Tôi muốn nhà nước quy định thêm, nếu ở miền núi, các em sử dụng điểm cộng ưu tiên thì phải có cam kết quay về công tác tại vùng đó. Còn nếu không sử dụng thì thôi” – PGS Hoàng Năng Trọng đề xuất.

Dự kiến những điểm mới trong quy chế tuyển sinh Y Khoa năm 2018

Dự kiến những điểm mới trong quy chế tuyển sinh Y Khoa năm 2018

PGS.TS Hoàng Năng Trọng, hiệu trưởng trường ĐH Y Dược Thái Bình cho rằng có thể thời gian qua Bộ chạy theo dư luận nên nếu giữ tuyển sinh như hiện nay thì phân luồng không có ý nghĩa vì đã đăng ký là sẽ đỗ vào một trường ĐH. Trong khi trước trước đây, thí sinh đăng ký theo nguyện vọng của mình nên nhiều em thi đến vài năm mới đỗ được vào ngành y.

GS.TS Nguyễn Văn Sơn, hiệu trưởng ĐH Y Dược Thái Nguyên cũng đề xuất khi thí sinh được ưu tiên thì phải về nơi đó công tác. “Tôi thấy học sinh cử tuyển cũng về công tác tại thủ đô. Do đó, phải có cơ chế phân bổ chính xác” – PGS Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh.

Nói thêm về vấn đề này, PGS.TS Trần Diệp Tuấn, hiệu trưởng ĐH Y Dược TPHCM cho biết thực trạng một vài năm trở lại đây tại trường có hiện tượng sinh viên xin nghỉ học sau năm thứ nhất với lý do không phù hợp với nghề. Do đó, Ông đưa ra ý kiến có nên xem xét lại việc cho thí sinh đăng ký nguyện vọng sau khi biết điểm hay đăng ký trước khi biết điểm.

“Nếu đăng ký sau khi biết điểm, nhiều em sẽ lựa chọn trường dựa vào điểm thi, vào ý kiến của người thân. Còn nếu đăng ký trước khi biết điểm, các em sẽ cân nhắc kỹ ngành nào hợp với mình” – PGS Tuấn cho hay.

Về điểm cộng ưu tiên, tại hội nghị có ý kiến cho rằng nên cho thí sinh được cộng điểm ưu tiên cao nhất hoặc sẽ phải giảm điểm cộng ưu tiên khu vực xuống từ 0,5 xuống 0,3. Tuy nhiên, GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho rằng nếu yêu cầu người được cộng điểm ưu tiên quay về sẽ là vi phạm nhân quyền. Đây là hỗ trợ không phải ân huệ. Tuy nhiên, để công bằng hơn cho các thí sinh, GS Đỗ Quyết đề xuất chỉ cộng tối đa 2 điểm thay vì 3,5 điểm như hiện nay.

Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn (tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *