Loperamide thuốc điều trị tiêu chảy được nhiều người tin tưởng lựa chọn với tác dụng giảm nhu động ruột, tiết dịch đường tiêu hóa vậy sử dụng thuốc Loperamide như thế nào?
- Sử dụng thuốc Cefuroxime có gây hại gì không?
- Seduxen thuốc uống dành cho người mất ngủ
- Hướng dẫn sử dụng Motilium đúng cách
Thuốc tiêu chảy loperamide sử dụng như thế nào?
Tổng quan về bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường là căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất. Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ, bệnh sẽ trầm trọng hơn khi trẻ không thể tự bổ sung thêm nước và điện giải. Dựa vào thời gian tiêu chảy, bệnh được chia làm 3 loại chính sau:
- Tiêu chảy cấp tính với thời gian tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần.
- Tiêu chảy bán cấp thời gian kéo dài khoảng 3 tuần.
- Tiêu chảy mạn tính thời gian kéo dài hơn 4 tuần.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy chính là do dị ứng thực phẩm, tác dụng với một số thuốc hoặc do nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng…Vậy điều trị bệnh tiêu chảy bằng thuốc tân dược nào thì hiệu quả và đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng.
Thuốc điều trị bệnh tiêu chảy – Loperamide
Thuốc tiêu chảy loperamide sử dụng như thế nào?
- Tác dụng
Loperamide có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Ngoài ra, thuốc có thêm một số công dụng thần kỳ khác như: kéo dài thời gian vận chuyển qua đường ruột đồng thời tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, mục đích giảm lượng phân và mất nước. Chính vì vậy, loperamide rất được mọi người tin dùng trong các trường hợp điều trị bệnh tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân.
- Liều dùng
Người lớn bị tiêu chảy cấp tính: liều khởi đầu 4 mg uống sau lần đi phân lỏng đầu tiên, liều duy trì 2 mg và liều tối đa 16mg trong vòng 24h.
Người lớn mắc bệnh tiêu chảy mãn tính: liều lượng dùng khởi đầu 4 mg một lần và kèm theo 2 mg sau mỗi lần đi phân lỏng, không dùng vượt quá 16 mg trong vòng 24h, liều lượng duy trì 4-8mg mỗi ngày và liều tối đa 16 mg trong 10 ngày không cải thiện lâm sàng.
Trẻ từ 2-6 tuổi
Bác sĩ Mai Hồng Phương từng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên nhóm đối tượng này chỉ nên dùng thuốc dạng lỏng với liều khởi đầu 1 mg uống 3 lần/1 ngày trong ngày đầu tiên và liều duy trì 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không vượt quá liều đầu tiên.
Trẻ 6-8 tuổi
Dạng viên nén, viên nang và dạng lỏng sử dụng liều khởi đầu 2 mg uống 2 lần/ngày trong ngày đầu tiên và liều duy trì 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không vượt quá liều đầu tiên.
Trẻ 8-12 tuổi
Liều khởi đầu dùng 2 mg uống 3 lần/1 ngày trong ngày đầu tiên và liều duy trì loperamide 0,1 mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, nhưng không vượt quá liều đầu tiên.
Trẻ 12-18 tuổi
Liều khởi đầu: dùng 4 mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên và liều duy trì 2 mg sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo, nhưng không quá vượt quá liều lượng tối đa 8 mg trong 24 giờ.
- Tác dụng phụ
Theo như phân tích của Dược sĩ Đặng Như Bình tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết khi sử dụng thuốc tiêu chảy loperamide có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: khô miệng, táo bón, đau bụng, trướng bụng, buồn nôn và nôn… còn ở trẻ em có thể bị trầm cảm, hôn mê và nặng hơn có thể gây suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur