Chứng kiến cảnh đào tạo, ra trường rồi thất nghiệp không còn quá xa lạ nhưng thất nghiệp là đúng khi bản thân những sinh viên Y Dược mắc những “chứng bệnh khó đỡ”.
- 7 lý do chứng minh lấy được chồng bác sĩ là điều tuyệt vời nhất!
- Sẽ thay đổi điểm cộng ưu tiên trong tuyển sinh Y Dược năm 2018?
- Bí quyết giúp tân sinh viên Y Dược ghi điểm trong mắt mọi người
5 tư thế thất nghiệp “khó đỡ” của sinh viên Y Dược
Mỗi năm nhu cầu đào tạo các lĩnh vực đời sống xã hội luôn tăng cao nhưng khi ra trường, bước chân vào môi trường tuyển dụng đầy khắc nghiệt thì những sinh viên tốt nghiệp mấy ai tìm được công việc như ý muốn, thậm chí là thất nghiệp. Tuy nhiên không phải tự nhiên bạn thất nghiệp trong khi bản thân mỗi người lại mắc những sai lâm không thể nào có thể tuyển dụng. Trường hợp này nói chung cho tất cả sinh viên và sinh viên Y Dược nói riêng.
Ảo tưởng sức mạnh bản thân
Vừa bước chân khỏi cánh cửa Cao đẳng, Đại học, kinh nghiệm chuyên môn làm việc chỉ là con số 0 nhưng luôn tự cho mình là giỏi và mang niềm tin “lương dưới 10tr em không làm”. Điều này thật quá ảo tưởng và bạn sẽ chẳng qua nổi vòng phỏng vấn dù bạn là thủ khoa hay mới du học từ các nước phát triển có những trường Đại học nổi tiếng. Bởi doanh nghiệp không trả tiền cho bằng cấp bạn có mà họ trả tiền cho những đóng góp của bạn.
Tư thế lười biếng
Mới ra trường, kinh nghiệm chưa có, kỹ năng nghề nghiệp non nớt nhưng lại luôn muốn tìm được công việc nhẹ nhàng ổn định. Khi ở lại làm thêm hoặc cuối tuần phải đo làm thì bản thân lại tỏ ra khó chịu và cho rằng “bị bóc lột”. Nhưng bạn không hiểu rằng đó có thể chỉ là một phép thử tâm huyết của bạn đối với công việc, với doanh nghiệp bạn đang làm. Việc làm thêm này mặc dù lấy của bạn thời gian nhưng lại là cách giúp bạn có những kinh nghiệm không phải lúc nào cũng có.
Thông mình mà lười đã đành nhưng đã dốt nhưng lại lười thì bản thân người đó sẽ chẳng bao giờ tìm được bệnh viện, phòng khám để làm việc lâu dài, nhất là công việc cần sự chăm chỉ, không ngừng học hỏi như ngành Y Dược.
Thụ động và không chủ động trong công việc
Mặc dù đã xin được việc nhưng tính thụ động giống kiểu cấp 1, cấp 2 cần người chỉ việc tận tay, giao việc nhỏ con cũng phải thúc ép mới làm và nếu không nói gì sẽ ngồi lướt facebook, youtube cả ngày. Việc không chịu chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, nắm bắt công việc của doang nghiệp mình đang làm thì không chỉ bạn đang tự làm mình trở nên trì trệ mà còn đánh mất cơ hội của bản thân. Đặc biệt đối với những ngành sức khỏe như Y Dược, sinh viên tốt nghiệp Đại học hay Cao đẳng Điều dưỡng, Dược hay Xét nghiệm đều cần chủ động trong quá trình làm việc. Việc học hỏi từ những người đi trước không chỉ giúp bạn có thêm kinh nghiệm mà còn thể hiện được khả năng bản thân và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Tư thế đứng núi này trông núi nọ
Việc đứng núi này trông núi nọ là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay không chỉ riêng ngành Y Dược. Không ít Dược sĩ sau khi ra trường làm việc tại Nhà thuốc, bệnh viện nhưng thay vì tập trung vào công việc thì thời gian chủ yếu lại so sánh giữa nơi mình làm với những bệnh viện, Nhà thuốc khác. Chưa đóng góp gì cho bệnh viện, phòng khám nhưng chỉ bận tâm xem công việc, bệnh viện nào trả lương cao hơn để nhanh chóng chuyển việc.
Tư thế đứng núi này trông núi nọ không giúp bạn có công việc như ý muốn
Với những bạn trẻ như vậy thì bạn sẽ không bao giờ học hỏi được điều gì đến nơi đến chốn và không có bệnh viện, nhà thuốc, phòng khám nào muốn nhận một người như thế về làm việc.
Không có chí tiến thủ
Chí tiến thủ không chỉ là cách thể hiện tinh thần cố gắng của bạn mà còn là động cơ để thúc đẩy nơi bạn làm phát triển. Khi bệnh viện, doanh nghiệp,…phát triển nằm trong ý đồ của nhà tuyển dụng vì không có phát triển sao có sự tồn tại. Do đó những bạn trẻ dù có tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng Dược văn bằng 2, Liên thông nhưng không ham học hỏi, luôn sợ bị người khác chê cười, lòng tự trọng to như con voi mà tinh thần cố gắng to như con kiến. Không thích bị người khác nhắc nhở nhưng lại chẳng chịu học hỏi vươn lên, nhanh thỏa mãn với những gì mình đang có thì sau một thời gian làm việc thì cũng bị đuổi hoặc bản thân cũng tự xin nghỉ không được đánh giá công bằng, không được ghi nhận,….
Với những tinh thần này thì hỏi sao bạn không xin được việc hay xin được việc cũng sớm bị đuổi hoặc bỏ giữa đường. Cố gắng, chăm chỉ không bao giờ là thừa nếu bạn thân muốn người khác công nhận và được người khác tôn trọng. Lời khuyên dành đến những sinh viên Y Dược: “Thời gian không chờ đợi một ai và đừng ảo tưởng về một thế giới tươi đẹp nếu bản thân luôn tự cao và dễ bằng lòng với thực tại”.
Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn