Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn ở ngưỡng 15,5 đảm bảo chất lượng đầu vào, các trường Đại học top đầu trên cả nước công bố điểm chuẩn xét tuyển.
- Hàng loạt các trường đại học TP HCM công bố điểm ‘sàn’ xét tuyển
- Đủ điểm sàn đại học xét tuyển Trường nào dễ trúng tuyển nhất
- Lưu ý quan trọng trong quá trình thay đổi nguyện vọng xét tuyển
Các trường Đại học top đầu trên cả nước công bố điểm chuẩn xét tuyển
Các trường phía Bắc
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Trường hiện chưa họp ban tuyển sinh nên chưa có quyết định chính thức về mức điểm xét tuyển. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng nhà trường, trường đang cân nhắc để đưa ra các mức khác nhau. Mức 1 từ 18 đến 20 điểm với các ngành đào tạo liên kết với nước ngoài (500 chỉ tiêu), mức 2 khoảng 21 điểm, mức 3 khoảng 22, mức 4 khoảng 23. “Với các ngành truyền thống của trường, chúng tôi quan tâm trong khoảng dải điểm từ 21 đến 23 bởi nghĩ đó là điểm nhận hồ sơ xét tuyển là phù hợp. Nhưng có một số ngành nóng (năm ngoái điểm chuẩn lên đến trên 26) thì có thể xem xét để đặt ra mức nhận hồ sơ cao hơn không, chẳng hạn như 24 điểm”, ông Tớp cho biết. Được biết, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay là 6.200.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân: Theo thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển mà chuyên trang Cao đẳng Y Dược Hà Nội cập nhật, trường xét tuyển những thí sinh có điểm từ 18 trở lên với tất cả các ngành. Tuy nhiên, khi xét tuyển thì trường sẽ định điểm chuẩn theo từng ngành. Năm ngoái, điểm chuẩn ngành thấp nhất vào trường là 20,5, ngành cao nhất là 26. Theo ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng đào tạo, căn cứ vào kết quả thi của thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường, nhiều khả năng điểm chuẩn của trường năm nay có thể sẽ tăng với các ngành mà năm ngoái điểm chuẩn ở mức thấp, mức tăng từ 1 – 1,5 điểm. Còn những ngành điểm chuẩn vốn cao năm nay nếu có tăng cũng chỉ tăng nhẹ, khoảng 0,5 điểm.
Trường ĐH Ngoại thương: Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 3.750. Trường dự kiến sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển khối A ở cơ sở Hà Nội và TP.HCM là 22,5 điểm, các khối còn lại là 21,5. Riêng D02 (tiếng Nga) là 20,5. Cơ sở Quảng Ninh là 18. Được biết, điểm chuẩn năm ngoái vào trường ngành thấp nhất khối D là 24,3, khối A là 25,8; cao nhất là 26,45 khối A và khối D gần 26. Theo bà Lê Thị Thu Thủy, Phó hiệu trưởng, dự kiến năm nay điểm chuẩn của trường có thể tăng nhẹ ở những ngành mà năm ngoái có mức điểm chuẩn cao.
Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải: Tại cơ sở Hà Nội, điểm xét tuyển sẽ từ 16 – 18, trong đó cao nhất là ngành công nghệ (CN) kỹ thuật ô tô với mức 18. CN kỹ thuật cơ điện tử 17,5. Các ngành hệ thống thông tin (chương trình thường và Việt – Anh), CN kỹ thuật điện tử – viễn thông, truyền thông mạng và máy tính, kế toán, kinh tế xây dựng đều xét từ 17. Các ngành quản trị kinh doanh (chương trình thường và Anh – Việt), quản trị marketing, quản trị tài chính và đầu tư 16,5. Các ngành còn lại (CN kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp, CN kỹ thuật cơ khí, CN kỹ thuật giao thông, khai thác vận tải, CN kỹ thuật môi trường) xét từ 16.
Cơ sở đào tạo tại Vĩnh Phúc (có 7 ngành với 230 chỉ tiêu) xét từ 15,5. Cơ sở đào tạo tại Thái Nguyên (chỉ có ngành CN kỹ thuật giao thông 20 chỉ tiêu) xét từ 15,5.
Riêng các lớp đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp thì điểm đăng ký xét tuyển là 16,5. Các lớp này có ở các ngành CN kỹ thuật cơ khí máy xây dựng LICOGI16, CN kỹ thuật xây dựng cầu đường FECON, CN kỹ thuật xây dựng cầu – hầm FECON và CN kỹ thuật cơ khí máy xây dựng FECON. Mỗi lớp 40 chỉ tiêu.
Trường xét tuyển 4 khối thi (A, A1, D1, D07) cho tất cả các ngành theo phương thức lấy từ cao xuống thấp, không phân biệt khối thi nào. Riêng ngành CN kỹ thuật môi trường còn xét thêm cả khối B.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Long, Phó hiệu trưởng nhà trường, thực tế điểm chuẩn một số ngành có thể cao hơn nhiều so với mức xét tuyển. Theo thông tin đáng tin mà sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật, măm ngoái, CN kỹ thuật ô tô, CN kỹ thuật điện tử – viễn thông, kế toán, cầu đường (trong CN kỹ thuật giao thông) điểm chuẩn là 20, dự kiến năm nay điểm chuẩn các ngành này có thể nhỉnh hơn năm ngoái một chút.
Các trường phía Nam
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo, cho biết mức điểm xét tuyển đầu vào của 3 ngành (y đa khoa, răng hàm mặt và dược) là 21. Các ngành cử nhân còn lại là 17.
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM: Nhận hồ sơ xét tuyển tất cả các ngành bậc ĐH từ 15,5 trở lên. Riêng với chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy theo chương trình tăng cường tiếng Anh (dinh dưỡng và khoa học thực phẩm, công nghệ sinh học, quản trị nhà hàng – khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, kế toán) nhận từ 17 trở lên. Các ngành bậc CĐ nhận từ 10 trở lên.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Điểm sàn xét tuyển cho từng ngành như sau: Các ngành đại trà: sư phạm tiếng Anh (hệ số 2 môn tiếng Anh): 30, thiết kế thời trang (hệ số 2 môn vẽ): 22, ngôn ngữ Anh (hệ số 2 tiếng Anh): 28. Các ngành từ 20 điểm trở lên gồm: thương mại điện tử, kế toán, công nghệ (CN) kỹ thuật môi trường, CN in, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật dữ liệu. Các ngành từ 22 điểm: CN thông tin, CN kỹ thuật cơ điện tử, CN kỹ thuật điện điện tử, CN kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, CN thực phẩm, CN kỹ thuật hóa học. Các ngành từ 21,5 điểm: CN kỹ thuật cơ khí, CN chế tạo máy. Các ngành từ 21 điểm: CN kỹ thuật công trình xây dựng, CN kỹ thuật nhiệt, CN kỹ thuật điện tử truyền thông, CN kỹ thuật máy tính, quản lý công nghiệp, kỹ thuật y sinh, CN may. CN chế biến lâm sản, kinh tế gia đình: 18; CN vật liệu 19 và CN kỹ thuật ô tô 22,5.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM: Xác định điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo ngành. Từ 18 điểm trở lên gồm: sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, ngôn ngữ Anh, kinh tế, bản đồ học, quản trị kinh doanh, kế toán, khoa học môi trường, CN thông tin, CN kỹ thuật cơ khí, CN kỹ thuật cơ điện tử, CN kỹ thuật nhiệt, CN kỹ thuật hóa học, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật môi trường, CN chế biến thủy sản, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, CN rau hoa quả và cảnh quan, kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn, nuôi trồng thủy sản, quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý đất đai. Các ngành từ mức 17 điểm gồm: CN chế biến lâm sản, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên rừng. Các ngành từ mức 20 điểm gồm: CN sinh học, CN kỹ thuật ô tô, CN thực phẩm, nông học, thú y.
Phân hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai và tại Ninh Thuận nhận hồ sơ tất cả các ngành từ 15,5.
Trường ĐH Luật TP.HCM: Theo trang tin Giáo dục, công bố mức điểm đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ sau khi tính điểm theo công thức 10% điểm học bạ và 50% điểm thi THPT quốc gia. Theo đó, điểm tất cả các ngành theo các tổ hợp (A, A1, D1, D14, D66, D84) là 12,6. Riêng ngành luật tổ hợp khối C là 15. Các tổ hợp D3, D6, D69, D70, D87, D88 cho tất cả các ngành đều có mức điểm xét tuyển là 12. Thí sinh có mức điểm bằng mức này trở lên sẽ tham dự kỳ kiểm tra năng lực vào ngày 16.7 để có kết quả trúng tuyển cuối cùng.
Trường ĐH Duy Tân: Điểm xét tuyển cho y đa khoa dự kiến là 21, ngành dược là 18, thiết kế số là 17. Các ngành còn lại bằng điểm sàn của Bộ.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận hồ sơ bằng điểm sàn
Đại diện nhiều trường cho biết sẽ nhận hồ sơ xét tuyển bằng với điểm sàn của Bộ GD-ĐT, tức 15,5. Trong đó đặc biệt có Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Tiến sĩ Dương Thị Hồng Hiếu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thông tin năm nay trường nhận hồ sơ xét tuyển thí sinh bằng điểm sàn của Bộ trở lên và xét từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu.
Trong khi đó, hầu hết các trường ĐH ngoài công lập đều đưa ra mức điểm nhận hồ sơ bằng điểm sàn của Bộ, trong đó một số ngành có mức điểm cao hơn (xem thêm thông tin trên trang 12 số báo này). Đó là các trường Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Tất Thành, Quốc tế Sài Gòn, Kinh tế – tài chính TP.HCM, Lạc Hồng, Hùng Vương TP.HCM, Thủ Dầu Một, Công nghệ Sài Gòn, Quốc tế Hồng Bàng, Văn Hiến…
Nguồn: thanhnien.vn – truongcaodangyduocpasteur.edu.vn