Sử dụng thuốc Mobic 7,5 mg người dùng cần lưu ý gì? thuốc có gây tác dụng phụ không? liều lượng sử dụng thuốc Mobic 7,5 mg như thế nào?
- Công dụng và cách sử dụng thuốc Idarac
- Thuốc Xyzal là thuốc gì?
- Tác dụng của thuốc long đờm Exomuc 200mg
Mobic – thuốc điều trị viêm khớp
Thông tin thuốc Mobic 7,5 mg
Thành phần chính trong 1 viên Mobic 7,5 mg chứa 4-hydroxy-2methyl – N – 2H-1,2-benzothiazine-3-carboxamide-1,1-dioxide và các tá dược vừa đủ sodium citrate, lactose monohydrate, microcrystalline cellulose, povidone K25, magnesium stearate.
Chỉ định dùng thuốc Mobic: thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid chỉ định điều trị các triệu chứng như: viêm xương khớp (bệnh hư khớp, bệnh thoái hóa khớp), viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
Thuốc Mobic được sử dụng với liều lượng như thế nào?
Nghiên cứu từ các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: đối với từng triệu chứng khác nhau liều lượng sử dụng cũng sẽ khác nhau.
- Bệnh viêm xương khớp: liều lượng khuyến cáo 7,5 mg/ngày. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng liều lượng tối đa 15 mg/ngày.
- Bệnh viêm khớp dạng thấp: liều lượng thuốc Mobic khuyến cáo 15 mg/ngày hoặc có thể giảm liều lượng xuống còn 7,5 mg tùy theo liệu trình điều trị bệnh.
- Bệnh viêm cột sống dính khớp: liều lượng khuyến cáo 15 mg/ngày.
Thận trọng: thuốc có thể gây ra các phản ứng bất lợi tăng dần theo liều lượng và thời gian sử dụng. Vì vậy, khuyến cáo nên dùng thuốc Mobic trong thời gian ngắn với liều lượng thấp nhất để đem lại hiệu quả cao. Liều tối đa hàng ngày được khuyến cáo của Mobic là 15mg.
Chống chỉ định dùng thuốc Mobic 7,5 mg
Khuyến cáo của một số Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội: những trường hợp được liệt kê dưới đây tuyệt đối không được dùng thuốc Mobic 7,5 mg.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Mobic 7,5 mg
- Mẫn cảm với meloxicam hoặc bất kỳ tá dược nào của sản phẩm.
- Có biểu hiện nhạy cảm với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác.
- Có tiền sử bệnh hen, polyp mũi, phù mạch hoặc nổi mày đay.
- Mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
- Bệnh viêm ruột tiến triển.
- Suy gan nặng hoặc suy thận, suy tim nặng không kiểm soát.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.
- Chảy máu đường tiêu hóa rõ rệt, xuất huyết não gần đây hoặc các rối loạn gây xuất huyết toàn thân.
(Lưu ý: trẻ dưới 12 tuổi nghiêm cấm sử dụng thuốc Mobic)
Các trường hợp tương tác thuốc Mobic 7,5 mg
- Các thuốc ức chế men tổng hợp prostaglandin, glucocorticoids và salicylates : tăng nguy cơ loét và chảy máu đường tiêu hóa, thông qua tác dụng hiệp đồng.
- Thuốc uống chống đông máu, heparin dùng đường toàn thân, các thuốc tiêu huyết khối: tăng nguy cơ chảy máu.
- Các thuốc chống kết tập tiểu cầu và ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRIs): có thể gây xuất huyết tiêu hóa thông qua ức chế chức năng tiểu cầu.
- Thuốc lợi tiểu: dùng chung với các thuốc chống viêm không steroid có nhiều khả năng dẫn đến suy thận cấp ở những bệnh nhân bị mất nước.
- Thuốc chống tăng huyết áp : giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp bởi sự ức chế prostaglandin gây giãn mạch.
- Các thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng độc tính trên thận của cyclosporine qua tác dụng trung gian của prostaglandin.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp