Thời gian gần đây những cán bộ giảng viên đang làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng đã gặp thêm rất nhiều áp lực bởi mức lương thấp, Bộ GD&ĐT nâng chuẩn khi đào tạo Tiến sĩ.
- Bộ Y tế tiến hành thanh tra hành chính phòng chống tham nhũng
- Bộ giáo trình thực hành bán thuốc dành cho Dược sĩ
- Chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn bao lâu?
Nhiều áp lực đối với giảng viên Đại học, Cao đẳng trong những năm tới
Thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có được Bộ GD-ĐT đánh giá, tỷ lệ giảng viên có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư và trình độ Tiến sĩ trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ của các trường Cao đẳng sư phạm (chiếm khoảng 3,4%).
Thiếu nhiều giảng viên trình độ cao tại các trường Đại học, Cao đẳng
Chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều người không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế… Số lượng giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn thiếu (15.158 người chiếm khoảng 20% tổng số giảng viên trong toàn quốc) và đã ở độ tuổi cao. Cuối tháng 12/2017, Bộ GD-ĐT công bố số liệu về đội ngũ giảng viên cơ hữu thiếu chuẩn của nhiều trường đại học.
Thống kê mà các giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội có được từ 2016 đến 2018, số lượng giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học là 72.792 người, tăng 3.201 người so với năm 2015-2016. Trong đó, số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 người (chiếm 22,7%). Tỉ lệ này còn chưa đạt mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 14 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 (mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ít nhất đạt 35%).
Mức lương của giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng còn thấp
Áp lực từ nhiều phía đối với giảng viên Đại học, Cao đẳng
Rất nhiều giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng có mức lương rất thấp trong khi đó áp lực của yêu cầu về giảng dạy và NCKH cũng đang đè nặng. Thông tư số 47 quy định chế độ làm việc như sau: “Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định”.
Trên thực tế tại các trường, tình trạng giảng viên ở mọi cấp độ và trình độ phải dạy ghép lớp (2-3 lớp với sĩ số từ 150-300 sinh viên) cho các môn học của mình là phổ biến (nhất là các môn học cơ bản thuộc học kỳ 1-2 năm học thứ 1-2). Áp lực bủa vây các thầy cô lên lớp ngay những buổi học đầu tiên với xoay vòng: điểm danh, giảng dạy, kiểm tra giữa kỳ, thảo luận, ra đề thi, coi thi, ôn tập, ra đề thi lại, chấm thi hết môn, chấm thi lại, giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của sinh viên.
Bên cạnh công việc nhiều, giảng viên Đại học, Cao đẳng còn có mức lương tương đối thấp bậc lương chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, chưa chú trọng kết quả công việc. Các cơ sở giáo dục không thể xếp lương cho một cá nhân có trình độ tiến sĩ quá hệ số 3,00 (tương đương khoảng 4 triệu đồng/tháng) khi tuyển dụng. Việc nâng hạng, nâng bậc lương còn dẫn đến hiện tượng cào bằng. Các cơ sở giáo dục không thể thực hiện chế độ khuyến khích, thu hút người có tài, có trình độ cao đến làm việc nếu vẫn tiếp tục bị “áp” cơ chế tiền lương, thang bảng lương hiện hành.
Để khắc phục tình trạng này cho các giảng viên Đại học, Cao đẳng Bộ GD-ĐT đã kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ thống thang, bảng lương riêng được xác định theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng hiệu quả của công việc. Cụ thể, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.
Tuyển dụng giảng viên Y Dược với mức lương hấp dẫn
Tìm hiểu về mức lương hiện nay tại một số trường công lập và trường dân lập có thể thấy rõ ràng rằng mức lương của các giảng viên tại trường công luôn thấp hơn. Khảo sát tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur các giảng viên Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng hay Cao đẳng Xét nghiệm, Cao đẳng Hộ sinh… đều có mức lương cao, bình quân mức lương của giảng viên tại Nhà trường là 8 triệu đồng/giảng viên. Hầu hết giảng viên là những Thạc sĩ, Bác sĩ, Tiến sĩ Y Dược tốt nghiệp tại các trường Đại học danh tiếng về Y Dược trên cả nước. Như vậy có thể thấy ngoài việc đầu tư nâng cao chất lượng, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn chú trọng đầu tư quan tâm tới chất lượng giảng viên.
Trong năm 2018 Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tiếp tục tuyển dụng các vị trí như: Bác sĩ đa khoa, Dược sĩ Đại học, Cử nhân Xét Nghiệm Y học, Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng nhằm nâng cao và hoàn thiện chất lượng dạy và học hiện nay tại Hà Nội và TP.HCM. Những ứng viên có mong muốn làm việc tại Trường cao đẳng Y Dược Pasteur có thể gửi hồ sơ về địa chỉ: [email protected].
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 02485 895 895 – 0948 895 895.
Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn