Kỳ thi THPT Quốc Gia năm nay ngoài những thí sinh 9x tham dự thì vẫn xuất hiện rất nhiều thí sinh thế hệ 7x, tuy nhiều lần thi trượt nhưng vẫn kiên trì thi để lấy bằng tốt nghiệp nhằm phục vụ công việc cũng như làm gương cho con cháu.
-
Đổi mới cách chấm thi THPT năm 2017: Có đảm bảo chính xác, khách quan?
-
Điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển CĐ – ĐH năm 2017 như thế nào?
-
Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội năm 2017 có thay đổi gì?
Bên cạnh những thí sinh 9x vẫn còn những thí sinh 7x tham dự kỳ thi THPT năm 2017
Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) là điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia với hơn 200 thí sinh đến từ 3 trường: THPT Hương Lâm, THCS&THPT Hồng Vân và Trung tâm Giáo dục Hướng nghiệp – Dạy nghề huyện A Lưới trong đó có nhiều thí sinh 7x đã lên chức ông bà nhưng vẫn đi thi.
Ông Nguyễn Văn Quý (46 tuổi) – đang là Phó chủ tịch HĐND xã Hồng Tiến (thị xã Hương Trà) chia sẻ ông đã 3 lần tham dự thi THPT nhưng đều thi trượt. Trước đó, ông đã hoàn thành chương trình phổ thông lớp 12 vào năm 2003 và năm nay là lần thứ 4 ông đi thi với hy vọng đủ điểm xét tốt nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Quý là thí sinh nam lớn tuổi nhất
“Năm nay cả tôi và con gái đều dự thi THPT. Con gái đang học Cao đẳng Y tại TP Huế. Vì muốn học lên đại học nên cháu thi lại tại điểm thi TP Huế, còn tôi thi ở huyện A Lưới. Hy vọng năm nay cả hai cha con đều đỗ”, thí sinh Quý vui vẻ cho biết.
Cũng tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm nay, chị Hoàng Thị Dờng (46 tuổi, cán bộ Hội phụ nữ xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà) chia sẻ: “Mình đã 10 lần thi tốt nghiệp THPT rồi nhưng đều trượt. Dù đã lên chức bà ngoại, nhưng mình vẫn đăng ký đi thi với hy vọng có bằng tốt nghiệp để phục vụ công tác tốt hơn”.
“Có thể so với các cháu, kiến thức của mình không bằng nhưng vẫn phải cố gắng thi. Kết quả không biết thế nào. Đi thi lấy bằng tốt nghiệp THPT để làm tấm gương cho con cháu biết đó mà lo học hành, không phải thi lại nhiều lần như mình” chị Dờng nói.
Bà Hoàng Thị Dờng là thí sinh nữ lớn tuổi nhất ở điểm thi 32
Thầy Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội Đặng Nam Anh người từng là giám thị coi thi cho biết, điểm thi 32 có nhiều thí sinh lớn tuổi, trong đó cao nhất là thí sinh sinh năm 1971. Do A Lưới là một huyện thuộc vùng cao, khu vực đặc thù, phần lớn thí sinh là người đồng bào, dân tộc thiểu số. Có thí sinh là cán bộ xã tuổi đời đã cao, nhưng vì nhu cầu phục vụ công việc nên vẫn tham gia kỳ thi.
Khác biệt với những thí sinh khác, Ông Bùi Thọ Đức Duyên (45 tuổi, ngụ TP HCM) đến từ điểm thi THCS Hoàng Văn Thụ (TP HCM) với cánh tay còn nhiều vết kim tiêm và thiết bị hỗ trợ đặt trong lồng ngực cho biết vừa trải qua cơn nhồi máu cơ tim. Năm nay, ông dự thi môn Toán, Văn, tiếng Anh và bài thi tổ hợp Khoa học xã hội để xét tốt nghiệp.
Do hoàn cảnh gia đình nên học xong phổ thông, ông Duyên không có điều kiện tham gia thi tốt nghiệp. “Nay tôi muốn thử sức xem kiến thức mình tới đâu, thêm nữa cũng muốn mình có cái bằng tốt nghiệp phổ thông cho đàng hoàng”, ông chia sẻ. Trước khi dự thi THPT quốc gia, ông Duyên đã đăng ký ôn tập tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 10 một khóa gần 3 tháng.
Ông Bùi Thọ Duyên tại điểm thi THCS Hoàng Văn Thụ (TP HCM)
Kết thúc giờ thi môn Văn hôm 22/6, ông Duyên nói làm bài không kịp do còn yếu, tay đau. “Đề thi bám sát chương trình, khá dễ đối với các em vừa rời khỏi ghế nhà trường, còn kiến thức của tôi thì đã lạc hậu. Hy vọng bài thi của tôi không quá tệ”, thí sinh 45 tuổi nói, nở nụ cười lạc quan.
Tại điểm THPT Lê Viết Thuật (TP Vinh, Nghệ An), ông Nguyễn Xuân Hồng là thí sinh lớn tuổi nhất (52). Ông đã đăng ký thi 3 bài Văn, Toán và tổ hợp Khoa học tự nhiên để xét tốt nghiệp. Trước đây do điều kiện khó khăn, ông không tham gia kỳ thi, nay các con đã lớn (con trai đã đi bộ đội) mới có thời gian ôn tập.
“Có tuổi nên học thi là chuyện không đơn giản. Tuy nhiên, tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của vợ và các con. Ngoài học kiến thức được dạy từ thầy cô giáo, tôi cũng được nhiều con cháu phụ đạo thêm mỗi lúc rảnh rỗi”, ông Hồng tâm sự.
Xét tuyển Cao đẳng Xét nghiệm trên phạm vi cả nước
Để tạo điều kiện cho thí sinh theo học, năm 2017, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm trên phạm vi cả nước với hình thức xét tuyển thẳng các thí sinh tốt nghiệp THPT, miễn thi.
Theo đó, các thí sinh trên cả nước chỉ cần tốt nghiệp THPT và có đam mê với ngành Xét nghiệm thì hoàn toàn có thể trở thành tân sinh Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Xét tuyển Cao đẳng Xét nghiệm trên phạm vi cả nước
Thời gian đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm là 3 năm. Sinh viên sẽ được cấp bằng Cao đẳng Xét nghiệm đạt chuẩn Bộ Y tế và được phép liên thông lên các bậc học cao hơn ngay nếu như đáp ứng đủ điều kiện mà quy chế tuyển sinh liên thông hiện hành đề ra.
Ngoài ra, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn có các chương trình đào tạo khác dành cho các bạn trẻ đam mê ngành Y Dược như: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng hệ chính quy, liên thông Cao đẳng Dược/Cao đẳng Điều dưỡng/Cao đẳng Xét nghiệm, Văn bằng 2 Cao đẳng Dược/Cao đẳng Điều dưỡng/Cao đẳng Xét nghiệm…
Nếu các thí sinh có nguyện vọng theo học tại trường thì có thể nộp hồ sơ bằng 3 cách sau đây:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại địa chỉ của Nhà trường.
- Nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh.
- Đăng ký xét tuyển trực tuyến tại đường link sau đây:
Thí sinh sau khi chuẩn bị xong hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Xét nghiệm năm 2017 tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về địa chỉ: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 02485.895.895- 0948.895.895.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur