Trên thực tế, chưa hề có một nghiên cứu khoa học nào nhắc đến hiệu quả phòng chống COVID-19 của giấy vệ sinh bên cạnh tác dụng làm sạch sau khi vệ sinh.
- “Cuộc chiến” chống Covid-19 của Việt Nam ngay khi ca nhiễm thứ 17 xuất hiện
- Số người tử vong do dịch Covid-19 tăng cao “kỷ lục”, Trung Quốc giảm thấp
- Cung đường đi của người phụ nữ mắc COVID-19 thứ 17 tại Hà Nội
Khi dịch COVID-19 xuất hiện và lan rộng mỗi ngày, đi kèm với nỗi lo lắng dịch bệnh là sự hỗn loạn mua sắm tích trữ lương thực, thực phẩm. Bên cạnh khẩu trang, nước rửa tay, gạo, muối, một mặt hàng đang trở nên “cháy hàng” tại nhiều quốc gia là giấy vệ sinh.
Tại một số nơi, giấy vệ sinh khan hiếm khiến người dân tranh giành và đánh cắp giấy vệ sinh ở siêu thị, nhà vệ sinh công cộng.
Trên thực tế, chưa hề có một nghiên cứu khoa học nào nhắc đến hiệu quả phòng chống COVID-19 của giấy vệ sinh. Tác dụng lớn nhất của giấy vệ sinh chính là… làm sạch sau khi chúng ta giải quyết nhu cầu đào thải phân.
Nhưng tại sao chúng vẫn được nhiều người mua, thậm chí còn hơn cả một số loại lương thực khác?
Giải thích hiện tượng này, các chuyên gia tâm lý nói đó là hệ quả của “hiệu ứng đám đông”.
Trước hết, khi người ta đi mua sắm đề phòng dịch lan rộng, những món phục vụ cho nhu cầu cơ bản sẽ được đặt lên đầu tiên. Ví dụ như: nhu cầu ăn uống (rau, gạo, cá, thịt, mì…); nhu cầu mặc (quần áo cơ bản); nhu cầu vệ sinh cá nhân (bàn chải răng, khăn mặt, giấy vệ sinh).
Trong khi những mặt hàng kia có rất nhiều lựa chọn thay thế (không mua gạo có thể mua mì tôm, mì sợi, bánh mì hay đồ khô…) thì giấy vệ sinh lại không có thứ gì thay thế được.
Trong siêu thị, kệ hàng giấy vệ sinh thường chiếm diện tích lớn. Và khi chúng ta đi trong một dãy hàng hóa chật kín bỗng nhiên thấy một khoảng trống rỗng, lập tức sẽ thu hút sự chú ý.
Tiếp đó, khi trên các phương tiện truyền thông tràn ngập hình ảnh người dân đi mua sắm hàng hóa, chúng ta sẽ bị tâm lý đám đông chi phối.
Một lời giải thích khác cho hiện tượng này, theo phó giáo sư Nitika Garg – nhà nghiên cứu hành vi người tiêu dùng tại Đại học New South Wales (Úc), là “hội chứng sợ bị bỏ lỡ”. Đó là khi một người bỗng nhiên thấy hàng xóm, đồng nghiệp mua nhiều giấy vệ sinh thì vô hình trung họ sẽ xuất hiện suy nghĩ “hẳn nó phải có tác dụng, hoặc có vấn đề gì đó thì người ta mới mua”, và cũng theo chân đi mua về nhà.
Tại một số quốc gia, giấy vệ sinh còn được gọi là “giấy đa năng” vì có thể dùng để làm giấy lau tay, giấy lau một số vết bẩn nhỏ và nhiều công dụng khác nên càng trở thành mặt hàng thiết yếu.
Rohan Miller, giảng viên Đại học Sydney, cho biết cơn sốt giấy vệ sinh cũng phản ánh nhu cầu của mọi người về lối sống hiện đại, đầy đủ mọi thứ phục vụ cho các nhu cầu cơ bản nhất trong trường hợp phải cách ly.
“Giấy vệ sinh không có tác dụng gì để phòng tránh virus cả! Nó chỉ là một trong nhiều thứ nhu yếu phẩm của con người và nhiều người mặc định rằng giấy vệ sinh là thứ nhất định phải có trong thời kỳ dịch bùng phát”, ông nói.
Các chuyên gia cho biết việc người dân thế giới chen nhau đi mua giấy vệ sinh cho thấy chính phủ các nước cần phải lên kế hoạch chuẩn bị cung ứng, bởi tình trạng này có thể chưa kết thúc ngay, giống như dịch COVID-19 diễn biến vẫn đang hết sức phức tạp.
Nguồn: BBC – truongcaodangyduocpasteur.edu.vn