Dược sĩ cảnh báo những loại thuốc dễ gây dị ứng và cách phòng ngừa

Dị ứng thuốc là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với thuốc và có thể xảy ra với bất cứ ai. Vậy những loại thuốc nào dễ gây dị ứng và cách phòng ngừa như thế nào?

Dược sĩ cảnh báo những loại thuốc dễ gây dị ứng và cách phòng ngừa

Dược sĩ cảnh báo những loại thuốc dễ gây dị ứng và cách phòng ngừa

Bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Histamin là một chất có sẵn trong cơ thể dưới dạng liên kết tĩnh điện histamin-héparine không có hoạt tính. Khi có chất lạ vào cơ thể những người dễ bị dị ứng thì nối liên kết tĩnh điện này bị cắt đứt, phóng thích histamin. Khi histamin được phóng thích tự do trong cơ thể, hiện tượng dị ứng sẽ  xảy ra.

Dị ứng thuốc là gì?

Dị ứng thuốc (còn gọi là phản ứng thuốc) có thể hiểu là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với thuốc, khi sử dụng một loại thuốc nào đó, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể sẽ nhận biết ngay và tạo ra kháng thể đặc biệt Immunoglobulin E (IgE) để chống lại chất lạ đó. Đây là phản ứng không dự đoán trước được của hệ miễn dịch.

Các bác sĩ tư vấn cho biết, dị ứng thuốc xảy ra không phụ thuộc vào liều lượng thuốc dù đúng liều hoặc liều cao hay thấp.

Dị ứng thuốc có thể xảy ra ở một số người bệnh được gọi là người dễ dị ứng hoặc người có “cơ địa dị ứng”.

Các triệu chứng của dị ứng thuốc như: gây ngứa da, ngứa mắt, nổi ban, nổi mẩn đỏ trên da, buồn nôn, ói mửa, sưng lưỡi, sưng mặt… Trường hợp nặng hơn là phản ứng bảo vệ (phản vệ) gây khó thở, mạch nhanh, buồn nôn, tiêu chảy, ngất xỉu, đau bụng, hồi hộp, nổi ban nhiều vùng trên cơ thể…. Trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng, nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Những loại thuốc dễ gây dị ứng

Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bất kỳ loại thuốc nào (gồm cả thuốc kê đơn hay không kê đơn hay thảo dược) đều có thể gây ra dị ứng thuốc.

Một số loại thuốc dễ gây dị ứng như:

  • Các loại thuốc điều trị bệnh động kinh, thuốc giảm đau, kháng viêm, giảm sốt, vitamin, các thuốc có nguồn gốc từ chất đạm (protein, peptid) như các nhóm hormon…
  • Các loại thuốc kháng sinh thường gây dị ứng gồm penicillin, ampicillin, streptomycin, sulfonamide…
  • Các thuốc novocain, lidocain, vitamin C, vitamin B1 dạng thuốc tiêm, aspirin… đều có thể gây choáng phản vệ.
  • Một số thuốc như thuốc cản quang có chứa iod, thuốc điều trị bệnh phong, thuốc điều trị đái tháo đường có gốc sulfamid, thuốc điều trị gút… cũng có thể gây ra những phản ứng dị ứng.
  • Các loại thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, bôi ngoài da, tẩy – nhuộm lông, tóc… cũng đều có khả năng gây ra các dị ứng tại chỗ và toàn thân như dùng đường uống, đường tiêm chích.
  • Thuốc Đông y cũng dễ gây dị ứng.

Các Dược sĩ cũng cảnh báo hiện tượng phản ứng chéo giữa thuốc gây dị ứng với thuốc khác cùng nhóm. Những bệnh nhân đã bị dị ứng với kháng sinh amoxicillin thì có thể bị dị ứng với các thuốc khác nằm cùng nhóm beta-lactam (gọi là nhóm penicillin, nhóm cephalosporin). Những bệnh nhân đã dị ứng với aspirin cũng có thể bị dị ứng với các thuốc khác nằm trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

Những loại thuốc dễ gây dị ứng

Những loại thuốc dễ gây dị ứng

Cách phòng ngừa dị ứng thuốc như thế nào?

Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để phòng ngừa tình trạng dị ứng thuốc, khi sử dụng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị, không dùng đơn thuocoscuar người khác. Khi dùng thuốc cần theo dõi các phản ứng của cơ thể, nếu xuất hiện các phản ứng bất thường thì ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đếncác cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Khi cơ thể đã bị dị ứng với loại thuốc nào thì bệnh nhân tuyệt đối không tiếp tục sử dụng loại thuốc đó nữa. Khi đi khám cần cho bác sĩ biết những loại thuốc mình đã từng bị dị ứng và những loại thuốc đang dùng để được bác sĩ tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.

Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *