Không chỉ sinh viên Y Dược mà tất cả sinh viên nói chung nếu như thuộc một trong những kiểu này dưới đây hãy thay đổi bản thân nếu không muốn ra trường thất nghiệp.
- 5 ngoại ngữ quan trọng sinh viên Y Dược nên học
- Chia sẻ những điều tân sinh viên chuyên ngành Y dược cần phải nhớ trước khi học
- Lời khuyên hữu ích cho tân sinh viên để có thể hòa nhập với cuộc sống mới
Tổng hợp 10 kiểu sinh viên Y Dược ra trường không bao giờ có việc làm
Để ra trường có công việc tốt thì ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, sinh viên cần chủ động trau dồi những kiến thức, kỹ năng, hoàn thiện bản thân. Nếu như bạn thuộc một trong những kiểu người dưới đây, hãy nhanh chóng thay đổi nếu như không muốn ra trường nhận kết cục thất nghiệp.
Luôn luôn ảo tưởng về tấm bằng
Ths Nguyễn Thị Thảo, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các bạn sinh viên Y Dược mới ra trường nhận tấm bằng trên tay, chưa có nhiều kinh nghiệm thì không nên ảo tưởng vào bản thân rằng mình xuất thân từ một ngôi trường danh tiếng hay tấm bằng khá giỏi. Bằng cấp chỉ là một điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để bạn có thể “ảo tưởng” vào bản thân khi đi xin việc.
Cho dù bạn có tốt nghiệp thủ khoa đi chăng nữa nhưng kinh nghiệm hầu như không có mà lại đòi một mức lương cao thì hầu như sẽ chẳng có doanh nghiệp nào nhận bạn cả đâu. Do vậy mới ra trường bạn có thể xin làm thực tập sinh ở một đơn vị nào đó để rèn luyện thêm tay nghề và tích lũy thêm kinh nghiệm, nếu quá trình thực tập thể hiện tốt, chắc chắn bạn sẽ được ghi nhận và được nhận làm nhân viên chính thức.
Kiểu người nói nhiều làm ít
Những người hay khoác lác, chém gió, nói nhiều nhưng chẳng làm được bao nhiêu là những người mà các nhà tuyển dụng chẳng bao giờ muốn nhận. Cho dù khi đi phỏng vấn bạn có nói hay bao nhiêu nhưng khi đi làm thực tế bạn không làm được việc thì cũng sớm bị cho nghỉ.
Những người không có ý chí
Đây là kiểu người không chịu cố gắng, không có ý chí tiến thủ, dễ dàng thỏa hiệp. Khi bạn bè đồng trang lứa đã có sự nghiệp và những thành tích nhất định thì những người này hầu như lại chẳng có gì trong tay.
Đứng núi này trông núi nọ!
Đây là kiểu đang làm cho công ty A nhưng tâm hồn lúc nào cũng hướng về những nơi khác, không chuyên tâm làm việc mà chỉ lo tìm những nơi khác lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn… Thực tế cho thấy bạn sẽ chẳng thể học hỏi hay làm được việc gì ra hồn nếu như lúc nào đầu óc cũng có suy nghĩ như vậy.
Kiểu người “mong manh dễ vỡ”
GV Phương Lâm, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đây là kiểu người nhạy cảm, yếu đuối, khi đi làm bị sếp la mắng một tí liền cảm thấy tủi thân, cảm thấy như bị sỉ nhục và không thể tiếp tục làm việc, hoặc không kiểm soát được cảm xúc. Hãy học cách kiềm chế cảm xúc của mình để trưởng thành hơn bạn nhé.
Kiểu người lười biếng
Những người lười biếng là kiểu người mà các chủ doanh nghiệp cũng như các đồng nghiệp cực kỳ không ưa. Nếu bản thân đã không tài giỏi bằng người khác thì phải cần cù chăm chỉ. Hiện nay có rất nhiều người tài giỏi, sáng tạo, cần cù, do vậy những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ có được công việc tốt.
Những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ có được công việc tốt (Ảnh minh họa).
Kiểu người thụ động
Những người thuộc kiểu thụ động, bảo sao làm vậy, luôn phải cầm tay chỉ việc, nếu không ai nhắc nhở thì cả ngày chỉ ngồi xem phim, lướt web, không chỉ động làm việc… sẽ chẳng bao giờ được đón nhận cả.
Kiểu “con cưng”
Một số người ở nhà được cha mẹ nuông chiều, bao bọc quá mức, khi ra ngoài xã hội không chịu khổ được, không thể tự lập, hơi tí thì kêu than… những người như vậy khi đi làm rất khó để thích nghi, nhất là trong nghề Y công việc khá vất vả và các nhà tuyển dụng hầu như không thích những người như vậy.
Kiểu người không chịu tiếp thu
Những người có tính bảo thủ, không chịu tiếp thu, không chịu thay đổi tư duy thì rất khó được tiếp nhận.
Trên đây là một số kiểu người sẽ rất khó có việc làm sau khi tốt nghiệp. Nếu bạn thuộc một trong những kiểu người như trên hãy tự chấn chỉnh bản thân ngay từ hôm nay nếu như không muốn thất nghiệp.
Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn tổng hợp.