Tiêu chảy là bệnh có thể gặp vào cả 4 mùa trong năm, nhất là với trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy, chúng ta cần lưu ý những gì về dinh dưỡng cho trẻ?
- Dược sĩ cảnh báo những loại thuốc dễ gây dị ứng và cách phòng ngừa
- Hướng dẫn mẹo ghi nhớ tên các vị thuốc và nhóm thuốc Đông Y cho sinh viên Y Dược
- Thuốc kê đơn gồm những nhóm thuốc nào?
Lưu ý về dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đại tiện nhiều lần trong một ngày và mỗi lần đi tiêu phân có nhiều nước. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ có nhiều biểu hiện đi kèm như nôn mửa, đau bụng, cơ thể mất nước, sức khỏe yếu đi.
Bổ sung nước cho cơ thể trẻ bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ rơi vào tình trạng mất nước trầm trọng. Việc đầu tiên chúng ta nên làm đó là bổ sung chất nước hoặc chất điện giải để bù lại lượng dịch đã mất qua đường tiêu hóa. Để bổ sung nước cho trẻ, bố mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, nước trái cây hoặc sử dụng oresol và pha theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Việc bổ sung nước cho cơ thể trẻ trong giai đoạn này, nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước da dễ nhăn nheo, vì nước được xem như chất hòa tan và giúp cơ thể đẩy các chất độc ra khỏi cơ thể.
Chú ý, khi bị tiêu chảy ngoài mất nước cơ thể trẻ còn mất đi một số khoáng chất và muối. Chính vì vậy, khi bổ sung nước chúng ta có thể bổ sung thêm muối và các khoáng chất. Trong trường hợp trẻ không uống được nhiều nước thì bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để truyền nước muối cho trẻ bù lại nước muối đã mất cho cơ thể.
Giảng viên dạy Cao đẳng Dược cho biết: Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, trẻ cần được hạn chế sử dụng đồ uống có ga, nước ngọt. Thay vì sử dụng các loại nước đó, chúng ta có thể sử dụng nước ép trái cây như nước cam, nước chanh, nước ép bưởi,…
Bổ sung nước cho cơ thể trẻ bị tiêu chảy
Chế độ ăn khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng khá nhiều vì vậy, chúng ta nên lựa chọn các loại thực phẩm an toàn và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn các món được chế biến từ các loại đậu, bắp cải hoặc giá đỗ,… Vì nhóm thực phẩm này thuộc nhóm sinh hơi có thể gây kích ứng cho ruột và làm các triệu chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chú ý không cho trẻ sử dụng đồ uống có chứa cafein.
Tiêu chảy làm cơ thể mệt mỏi sinh ra hiện tượng uể oải và chán ăn. Giai đoạn này chúng ta có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách chế biến các món ăn dạng lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, phở hoặc các món canh. Bổ sung thêm các loại thịt cho trẻ cần chú ý nên lựa chọn thịt nạc, thịt gà, tránh phần thịt có mỡ, đồ tanh. Khi chế biến nên ưu tiên các món hầm, thịt cần được băn nhỏ trước khi nấu để trẻ dễ dàng tiêu hóa hơn.
Trong trường hợp trẻ không ăn được các món ăn thông thường, bố mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách lựa chọn các dòng sữa phù hợp với trẻ. Chúng ta cũng không nên thay đổi loại sữa trong thời gian nhạy cảm này.
Trên đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần theo dõi về tiến trình bệnh của trẻ. Nếu tình trạng bệnh không có hưỡng thuyên giảm, chúng ta cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để có hướng chăm sóc và điều trị kịp thời giúp trẻ nhanh hồi phục và lấy lại sức khỏe.
Nguồn truongcaodangyduocpasteur.edu.vn