Trước khi mở quầy thuốc Tây, các Dược sĩ cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ để xin cấp phép hoạt động và đảm bảo chất lượng cho Nhà thuốc.
- Điểm danh những câu hỏi thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP
- Mới mở quầy thuốc kinh doanh các Dược sĩ thường gặp những điểm yếu gì?
- Không lo thất nghiệp nhờ đăng ký học Cao đẳng Dược hệ 2 năm
Các giấy tờ cần có để thành lập nhà thuốc GPP
Các giấy tờ cần có để thành lập nhà thuốc GPP
Theo chia sẻ của các Dược sĩ đã học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, cũng cần phải được thực hiện dưới sự cấp phép cũng như giám sát của các cơ quan ban ngành, Nhà nước. Kinh doanh nhà thuốc tây, bán lẻ thuốc cũng vậy.
Đặc biệt, việc kinh doanh các sản phẩm thuốc còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Do đó, khi khi tiến hành mở nhà thuốc tây, ngoài việc chuẩn bị các giấy phép kinh doanh như thông thường theo quy định thì các Dược sĩ còn cần phải chuẩn bị một số giấy tờ liên quan khác. Theo như quy định, các loại giấy tờ cần có để mở nhà thuốc như sau:
– Giấy chứng nhận hành nghề Dược do Sở Y tế cấp;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND Quận/huyện cấp;
– Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP;
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Sở Y tế.
Chi tiết các thủ tục cần chuẩn bị cho các loại giấy tờ trên
Giấy chứng nhận hành nghề do Sở Y tế cấp
Hồ sơ để đăng ký cấp giấy chứng nhận hành nghề Dược do Sở Y tế cấp bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận hành nghề Dược;
– Bản sao các văn bằng chuyên môn chứng thực;
– Sơ yếu lý lịch được xác nhận từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường;
– Giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề do cơ sở khám bệnh cấp;
– Giấy xác nhận về thời gian thực hành ở các cơ sở dược hợp pháp do người đứng đầu cơ sở cấp;
– Bản cam kết thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về Dược có liên quan;
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân có công chứng;
– 2 ảnh chân dung (Cỡ 4×6 );
– Riêng đối với cán bộ, công nhân viên chức muốn kinh doanh nhà thuốc, cần có giấy phép hành nghề ngoài giờ do thủ trưởng cơ quan làm việc cấp;
Thông thường, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hành nghề do Sở Y tế cấp sẽ được xem xét và xét duyệt trong 30 ngày kể từ ngày đề nghị.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND Quận/huyện cấp
Hồ sơ để đăng ký kinh doanh Quý nhà thuốc cần chuẩn bị bao gồm:
– Chứng chỉ hành nghề Dược;
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh;
– Bản sao chứng thực giấy chứng minh nhân dân của Dược sĩ chủ nhà thuốc;
Sau khi nộp hồ sơ về phòng đăng ký kinh doanh của ủy ban nhân dân Quận/huyện tại nơi kinh doanh, quý nhà thuốc sẽ được giải quyết hồ sơ trong vòng 5 ngày.
Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
Hồ sơ để đăng ký xét chứng nhận nhà thuốc đạt chuẩn GPP thường phức tạp hơn. Đòi hỏi sự chuẩn bị chỉnh chu từ các đơn vị nhà thuốc. Các giấy tờ để đăng ký xét chứng nhận nhà thuốc GPP bao gồm:
– Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện bán lẻ thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (Mẫu số 1/GPP);
– Bản kê khai cơ sở vật chất trang thiết bị, danh sách nhân sự;
– Bản tự kiểm tra GPP theo Danh mục kiểm tra (Checklist) tại Phụ lục II Thông tư số 46/2011/TT-BYT.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Sở Y tế
Để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, quý nhà thuốc cần chuẩn bị một số hồ sơ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề;
– Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề phù hợp với hình thức đăng ký hành nghề;
– Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
– Bản cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về giá.
Đối với đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp kinh doanh thuốc, đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế cho doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế phải nộp thêm bản sao hợp pháp hợp đồng đại lý giữa doanh nghiệp mở đại lý và người đứng đầu của đại lý.
Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2020
Nếu có mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn và mở quầy thuốc kinh doanh hiệu quả, đồng thời chuẩn bị tốt các loại giấy tờ, bạn có thể tham gia Hội Nhà thuốc – Quầy thuốc chữa bệnh Việt Nam để trao đổi chuyên môn.
Nếu các bạn trẻ có mong muốn trở thành Dược sĩ, có thể tham gia các khóa học chuyên sâu Cao đẳng Dược như sau:
- Hệ Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp THPT
- Hệ Cao đẳng Dược 2 năm: Thí sinh tốt nghiệp trình độ Trung cấp nhóm ngành Sức khỏe (không đúng chuyên ngành Dược) và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã học và đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
- Hệ Liên thông Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp Trung cấp Dược
- Hệ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp một văn bằng bất kỳ từ hệ Cao đẳng trở lên
Bạn có thể sử dụng hình thức Đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký học sau đó hoàn thiện hồ sơ học về địa chỉ:
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur