Việc thẩm định nhà thuốc GPP có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào người chịu trách nhiệm chuyên môn có trả lời đúng những câu hỏi của đoàn thẩm định. Vậy những câu hỏi nào thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP?
- Cách sắp xếp thuốc theo nhóm đạt chuẩn GPP tại nhà thuốc
- Các nhóm thuốc trong nhà thuốc cần phải có
- Những đơn thuốc mẫu thông dụng dành cho Dược sĩ mới vào nghề
Điểm danh những câu hỏi thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP
Điểm danh những câu hỏi thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP
- Lấy hồ sơ nhà thuốc?
Dược sĩ Nhà thuốc cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ như: Giấy Đăng ký kinh doanh gốc, Chứng chỉ hành nghề gốc và Hồ sơ nhân sự hiện có.
- Mô tả công việc của nhân viên đâu?
Người quản lý cần chuẩn bị trước bản mô tả công việc của nhân viên. Khi đoàn thẩm định hỏi thì đưa ra để xác thực.
- Có hồ sơ đào tạo không?
Ở phần này, nhà thuốc cần phải đưa hồ sơ đào tạo nhân viên. Theo đó, bạn cần chú ý là phải có phần kế hoạch đào tạo, đánh giá đào tạo.
- Thực hành tốt bán lẻ thuốc GPP là gì? Mục đích hướng đến?
Trả lời:
– GPP là bộ các nguyên tắc tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc.
– Mục đích nhằm hướng đến cung ứng và bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc. Đồng thời, khuyến khích việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Căn cứ vào đâu để thực hiện GPP?
Trả lời: Căn cứ vào thông tư 02/2018/TT – BYT ngày 22.01.2018 quy định về thực hành tốt bán lẻ thuốc.
- Có bao nhiêu Quy trình? Các phụ lục kèm theo SOP là phụ lục gì?
Trả lời: Tường Có 11 SOP (trong đó có 7 SOP bắt buộc) và phải nắm các phụ lục là các Sổ.
Ví dụ như khi được yêu cầu xem “Sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ…” các Dược sĩ phải biết phụ lục nằm trong SOP nào và lấy Sổ cho Đoàn xem. Đặc biệt lưu ý “SOP thuốc kiểm soát đặc biệt” và sổ theo dõi thông tin bệnh nhân, mẫu báo cáo định kỳ của SOP kiểm soát ĐB.
- Có được thay đổi thuốc trong đơn hay không? Ai là người có thẩm quyền?
Trả lời: Được, Dược sĩ Đại học có thẩm quyền.
- Câu hỏi: Việc thực hành tốt Nhà thuốc hiện tại (Thông tư 02/2018/TT-BYT ) khác trước đây điểm nào?
Trả lời: Có thêm phần thuốc kiểm soát đặc biệt, Nhiệt ẩm kế tự ghi, phần mềm kết nối mạng.
- Đơn thuốc như thế nào là hợp lệ, không hợp lệ?
– Đơn thuốc đúng mẫu Thông tư
– Ghi đầy đủ nội dung đơn thuốc (Tên – Địa chỉ – Chẩn đoán – Tên thuốc – Dạng bào chế – Nồng độ/Hàm lượng – Số lượng – Cách dùng… Ký và ghi rõ họ tên người kê đơn)
– Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi thì ghi số tháng tuổi và họ tên cha hoặc mẹ
– Đơn thuốc được kê chưa quá 5 ngày
- Làm sao phân biệt được thuốc kê đơn, không kê đơn?
Trả lời: Thông tư 07/2017 có kèm danh mục thuốc không kê đơn, các thuốc ngoài danh mục này đều phải kê đơn.
– Thuốc kê đơn: Theo hướng dẫn số 1571/BYT-KCB (Danh mục 30 thuốc kê đơn)
– Thuốc không kê đơn: Theo thông tư 07/2017/TT-BYT ngày 03.05.2017 danh mục thuốc không kê đơn (Có 243 hoạt chất)
- Khi có đơn thuốc không hợp lệ thì nhân viên Nhà thuốc phải làm gì?
Trả lời:
– Hỏi lại người kê đơn (liên hệ trực tiếp với người kê đơn hoặc nói bệnh nhân trở lại nơi đã khám để sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ)
– Thông báo cho bệnh nhân biết
– Dược sĩ điều hành liên hệ với người kê đơn, được quyền từ chối bán.
- Nhiệm vụ Quản lý chuyên môn của Dược sĩ là gì?
Trả lời:
– Có mặt tại Nhà thuốc hoặc ủy quyền.
– Giám sát hoặc trực tiếp tham gia bán thuốc kê đơn.
– Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong trường hợp cần thiết.
– Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn.
– Đào tạo hướng dẫn nhân viên quy chế, kiến thức chuyên môn.
– Tham gia kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập về và trong quá trình bảo quản tại nhà thuốc.
– Hướng dẫn nhân viên theo dõi các tác dụng không mong muốn và báo cáo với cơ quan y tế.
- Diện tích, nhiệt độ và độ ẩm cần có theo chuẩn GPP của nhà thuốc?
Trả lời:
– Diện tích: tối thiểu 10m2
– Nhiệt độ: không quá 30 độ C
– Độ ẩm: không quá 75%
(Nếu độ ẩm vượt quá mức quy định phải tiến hành giảm độ ẩm bằng cách thông gió, chất hút ẩm…)
- Hồ sơ sổ sách liên quan đến thuốc được lưu trữ bao lâu?
Trả lời: Lưu trữ 1 năm sau khi thuốc hết hạn dùng
- Hướng dẫn sử dụng thuốc như thế nào?
Trả lời:
Hướng dẫn bằng lời nói sau đó ghi vào nhãn của bao bì thuốc cho người mua
Khi bán cần hỏi các thông tin về triệu chứng bệnh và trạng thái người dùng để tránh rủi ro khi dùng thuốc
- Cần tư vấn và thông báo gì cho người mua thuốc?
Trả lời:
– Lựa chọn thuốc phù hợp (nhu cầu và chi phí…)
– Các thông tin về thuốc, tác dụng phụ, tương tác…
– Các trường hợp cần chẩn đoán của thầy thuốc mới dùng thuốc
– Những trường hợp không cần sử dụng thuốc
- Khi giao thuốc cho khách phải đối chiếu các thông tin gì?
Trả lời: Nhãn thuốc – Chủng loại thuốc – Số lượng thuốc – Hạn dùng – Chất lượng thuốc bằng cảm quan
Trên đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp nhất khi thẩm định nhà thuốc GPP. Các nhà thuốc trước khi tiến hành thẩm định, nên lưu ý những câu hỏi này để đảm bảo không có sai sót gì có thể xảy ra.
Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2020
Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2020
Nếu có mong muốn trở thành Dược sĩ giỏi chuyên môn, nắm được các kiến thức chuyên sâu về quản lý, tư vấn bán thuốc, bạn có thể tham gia khóa học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Trong quá trình học các bạn sinh viên sẽ được lĩnh hội kiến thức chuyên ngành, kết hợp với việc thực hành trong mô hình Bệnh viện và thực tập tại các Quầy thuốc, Nhà thuốc, Công ty Dược. Đảm bảo sau khi tốt nghiệp các Dược sĩ có thể bắt tay ngay vào công việc, đáp ứng các tiêu chuẩn nhà thuốc GPP.
Năm 2020, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Dược với các hệ đào tạo sau:
- Hệ Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp THPT
- Hệ Cao đẳng Dược 2 năm: Thí sinh tốt nghiệp trình độ Trung cấp nhóm ngành Sức khỏe (không đúng chuyên ngành Dược) và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã học và đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
- Hệ Liên thông Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp Trung cấp Dược
- Hệ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp một văn bằng bất kỳ từ hệ Cao đẳng trở lên
Bạn có thể sử dụng hình thức Đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký học sau đó hoàn thiện hồ sơ học về địa chỉ:
- Cơ sở đào tạo Hà Nội:Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.
- Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
- Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur