Nạn bạo hành đã âm ỉ trong ngành Y bao năm rồi cho đến khi bác sĩ Dương “được” lên báo. Vậy có thể nói nghề Y tốt hay xấu phụ thuộc vào Dư luận không?
- Ngành Dược: Xin việc dễ, lương cao lại nhàn!
- Bác sĩ nữ tuổi nào có số “vượng phu ích tử” chồng con được nhờ?
Nghề Y vinh hay nhục phụ thuộc vào góc nhín dư luận
Chưa bao giờ dư luận lại phụ thuộc vào những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều đến thế. Chỉ cần có một bài viết ca ngợi thầy thuốc quả cảm thì xã hội sẽ tung hô và ngược lại nếu có vụ việc sai sót trong Y tế được phanh phui và đưa lên mổ xẻ thì thôi rồi lượm ơi, nghề Y lại bị nhìn nhận méo mó ngay.
Nghề Y trở thành nghề cao quý hay không phụ thuộc vào dư luận?
Điều này nói ra đúng bản chất của người nghề Y và những áp lực khôn lường mà họ đang phải chịu đựng. May mắn thì được người ta ngợi khen, dùng những mỹ từ để dành tặng, không may xảy ra sai sót hay có sự vụ gì đó phức tạp thì ngay lập tức đổi trắng thay đen, bao nhiêu công sức cố gắng và phấn đấu cũng chỉ là con số không mà thôi. Đó cũng là nhận xét của một người làm trong nghề Y và cũng là một nhà giáo, đang công tác ở Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Từ đây người ta có thể nhìn thấy sự cao quý, vinh dự hay nỗi đau và sự chua sót đều hiển hiện rõ.
Ngày xưa người ta xem “Lương y như từ mẫu” vì xuất phát từ cái tâm biết ơn người thầy thuốc, đã cứu sống mình. Hai chữ Lương Y chưa bao giờ lại trở nên thiêng liên đến thế. Lương y để chỉ những thầy thuốc giàu y đức, chữa bệnh cứu người giúp đời bớt khổ hạnh. Theo suy nghĩ của một bác sĩ đang giảng dạy hệ Liên thông Đại học thì những sinh viên của anh phấn đấu trở thành bác sĩ và được dạy về kiến thức chỉ 1 nhưng dạy về y đức, về trách nhiệm và sứ mệnh với nghề phải 10. Còn “Từ mẫu” thì chỉ mẹ hiền tức là người sinh ra bệnh nhân lần thứ 2 trên đời. Nếu không có bác sĩ thì chúng ta làm sao tự chống chọi với cơn bạo bệnh và quy luật “sinh lão bệnh tử”.
Thế nhưng bây giờ xã hội nhìn nhận về người mặc áo blouse trắng tốt hay xấu, tận tâm hay không, ân cần đến đâu đều phụ thuộc vào cách đánh giá trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng. Đó cũng chính là áp lực dư luận cực lớn đang đè lên vai những người thầy thuốc vốn đã đầy gánh nặng như hiện nay. Điều này cũng được các sinh viên học Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Nghề Y vinh hay nhục phụ thuộc vào góc nhìn người bệnh
Đề cao cảnh giác và đề phòng thị phi để trụ được với nghề Y
Xã hội của chúng ta đặt lên vai những người nghề Y nhiều sứ mệnh cao cả, lớn lao nhưng nếu như không tự bảo vệ mình thì chính xã hội nghiệt ngã ấy cũng sẽ cứa lên người thầy thuốc nhiều vết thương chí mạng. Nói thế không có nghĩa là người cán bộ y tế đứng ngoài dư luận. Ngược lại muốn sống với nghề nhọc nhằn này thì phải biết đạp lệ dư luận, mặc kê thị phi đề cao cảnh giác. Tin tức Y Dược này cũng nhận sự đồng cảm của khá nhiều người trong nghề.
Sự nguy hiểm của nghề Y không đơn thuần là nguy cơ lây nhiễm bệnh, vi khuẩn, là áp lực bệnh tật, là căng thẳng chuyên môn, sự rình rập của tai biến, sai sót Y khoa bất kỳ lúc nào, là những cuộc hành hung bất ngờ xảy đến không lường hết được mà nguy hiểm hơn, đáng sợ hơn là miệng lưỡi người đời. Theo kinh nghiệm của một Giảng viên Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, người đã từng cống hiến gần hết tuổi trẻ cho bệnh viện và bệnh nhân thì nếu ai đó đang phấn đấu trở thành bác sĩ thì hãy tự bảo vệ mình trước thị phi, cảnh giác đề phòng trước những tai ương và hãy tậm tâm với nghề để nhận lại được quả ngọt. Nghề Y dẫu vinh hay nhục đều phụ thuộc vào cách hành xử của người trong nghề mà thôi. Báo chí không thể nào thêu dệt những điều không có thật, dư luận tự biết đúng sai thế nào.
Trang Minh – truongcaodangyduocpasteur.edu.vn