Nghị định mới yêu cầu các cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành sức khỏe sẽ được siết chặt quy định về tổ chức đào tạo thực hành để nâng cao chất lượng đào tạo
- 5 tư thế thất nghiệp “khó đỡ” của sinh viên Y Dược
- Sẽ thay đổi điểm cộng ưu tiên trong tuyển sinh Y Dược năm 2018?
- Bí quyết giúp tân sinh viên Y Dược ghi điểm trong mắt mọi người
Quy định về đào tạo khối ngành Sức khỏe được siết chặt
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 111/2017/NĐ-CP về Tổ chức đào tạo, thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe, trong đó đưa ra nhiều yêu cầu chặt chẽ hơn đối với các trường Đại học, Cao đẳng Y Dược.
Siết chặt quy định về đào tạo trong khối ngành Sức khỏe
Nghị định 111/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ có có hiệu lực từ 20-11-2017, được áp dụng với các cơ sở giáo dục đại học, Cao đẳng, Trung cấp Y dược, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo khối ngành sức khỏe và cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe…
Theo đó, nghị định yêu cầu người dạy thực hành phải có văn bằng, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu 12 tháng liên tục đến thời điểm giảng dạy thực hành phù hợp với trình độ, ngành/chuyên ngành giảng dạy thực hành; trình độ của người giảng dạy thực hành không được thấp hơn trình độ đang được đào tạo của người học thực hành…
Đối với người giảng dạy thực hành ngành, chuyên ngành đào tạo về khám bệnh, chữa bệnh, nghị định yêu cầu:
- Đáp ứng các yêu cầu chung đối với người giảng dạy thực hành nêu trên.
- Đã có đủ thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sau khi có chứng chỉ hành nghề liên tục ở ngành/chuyên ngành giảng dạy thực hành đến thời điểm giảng dạy thực hành ít nhất là 36 tháng đối với đào tạo trình độ sau đại học, 24 tháng đối với đào tạo trình độ đại học và 12 tháng đối với trình độ cao đẳng và trung cấp.
- Tại cùng một thời điểm, một người giảng dạy thực hành chỉ được giảng dạy không quá 5 người học thực hành đối với đào tạo trình độ sau đại học, không quá 10 người học thực hành đối với đào tạo trình độ đại học, không quá 15 người học thực hành đối với đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp y dược.
- Đã được bồi dưỡng phương pháp dạy – học lâm sàng theo quy định của bộ trưởng Bộ Y tế, trừ trường hợp người giảng dạy thực hành đã có chứng chỉ phương pháp dạy – học mà trong chương trình đào tạo đã có nội dung về phương pháp dạy – học lâm sàng.
Giờ học thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Đối với cơ sở thực hành là cơ sở khám chữa bệnh, phải có phòng học, phòng giao ban, phòng trực dành cho người học thực hành và người giảng dạy thực hành; có người giảng dạy thực hành đáp ứng yêu cầu quy định; tại cùng một thời điểm, mỗi khoa, phòng có không quá 3 người học thực hành trên 1 giường bệnh hoặc 1 ghế răng…
Quy định được áp dụng với tất cả chương trình đào tạo bao gồm tuyển sinh chính quy, Liên thông Đại học Y Dược, Văn bằng 2 Y Dược…thuộc tất cả hệ đào tạo.
Nghị định 111/2017/NĐ-CP chính thức có có hiệu lực từ 20-11-2017 với mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo nhóm ngành Sức khỏe, từ đó cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cung cấp cho hệ thống Y tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.
Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn