Tư vấn sử dụng thuốc Panangin đúng cách

Panangin được chỉ định điều trị các bệnh liên quan đến thiếu hụt các ion Mg+ và K+… được sử dụng phổ biến trong ngành Y tế vậy sử dụng thuốc Panangin như thế nào?

Tư vấn sử dụng thuốc Panangin đúng cách

Tư vấn sử dụng thuốc Panangin đúng cách

Những thông tin cần biết về thuốc Panangin

Được sản xuất dưới dạng viên và dạng tiêm và thành phần chính có trong 1 viên Panangin: Magnesium aspartate (140mg), Potassium aspartate (158mg) còn đối với dạng tiêm thì gồm Magnesium aspartate (400mg), Potassium aspartate (452mg).

  • Tác dụng của thuốc Panangin

Tác dụng của Panangin chính là bổ sung sự thiếu hụt Mg+ và K+, 2 cation nội bào quan trọng trong các liên kết đại phân tử và nhiều loại enzyme khác. Bên cạnh đó, Panangin còn được chỉ định điều trị các trường hợp đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp, nhịp tim không đều, cao huyết áp, tăng kích ứng thần kinh – cơ, co thắt các cơ.

  • Chống chỉ định dùng Panangin

Những bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc Panangin hoặc các đối tượng mắc bệnh liên quan đến suy thận cấp và mãn tính. Những người mắc bệnh về Addison trong khi điều trị về lợi tiểu lợi Kali (Dược sĩ Tô Trọng Tấn giảng viên khoa Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay).

Tư vấn sử dụng thuốc Panangin đúng cách

Liều lượng sử dụng thuốc rất quan trọng, vì vậy người dùng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn hoặc tư vấn của các Dược sĩ. Theo đó, Panangin được chỉ định dùng với liều lượng như sau:

Tư vấn sử dụng thuốc Panangin đúng cách

Tư vấn sử dụng thuốc Panangin đúng cách

  • Dạng viên: uống 1 đến 2 viên/ lần và chia làm 3 lần / 1 ngày.
  • Dạng tiêm: pha 2 ống tiêm thuốc panangin trong dung dịch glucose 5% khoảng 50-100ml rồi vệ sinh vùng cần tiêm và tiêm tĩnh mạch với tốc độ chậm hoặc trường dịch nhỏ giọt chậm và liên tục.

Tác dụng phụ của Panangin

Nghiên cứu của Dược sĩ Tạ Mai Anh – giảng viên khoa văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: khi sử dụng thuốc Panangin để điều trị bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng như:

  • Hạ huyết áp, phản ứng nghịch, block nhĩ thất.
  • Dị cảm, co thắt, giảm phản xạ.
  • Nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy, khó chịu ở khu vực của tuyến tụy.
  • Suy hô hấp.
  • Tăng nồng độ magiê và kali trong máu.
  • Nhuận trường.

Trường hợp tương tác thuốc Panangin

Việc sử dụng thuốc Panangin không thể tránh khỏi được các trường hợp tương tác khi dùng chung với một số thuốc khác. Panangin có thể ức chế được sự hấp thu của tetracyclin đường uống, muối sắt và NaF. Chính vì vậy, thời gian dùng thuốc Panangin với loại thuốc trên là 3h.

Ngoài ra, Panangin còn có thể tương tác với rượu bia hoặc các chất kích thích khác, làm thay đổi hoạt động của thuốc và gia tăng các tác dụng phụ tiềm ẩn. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá trước khi dùng thuốc.

(Lưu ý: Panangin không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú)

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *