Tuyển sinh năm 2017: 3 nhóm ngành ‘hot’ đang ‘báo động đỏ’ khó đầu ra

Theo thống kê mới nhất của Bộ LĐTB&XH, hiện có tới 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Trong số này, có rất nhiều ngành nghề trước đó 4 – 5 năm trước đã lọt “top” ngành nghề “hot” với đầu vào cao ngất ngưỡng.

tuyen-sinh-nam-2017-3-nhom-nganh-hot-dang-bao-dong-kho-dau-ra

Tuyển sinh năm 2017: 3 nhóm ngành ‘hot’ đang ‘báo động đỏ’ khó đầu ra

Số lượng hồ sư đăng kí vào các khối ngành hot trong năm nay đang chiếm tỷ lệ cao. Đáng nổi bật nhất phải kể đến 3 khối ngành là sư phạm; ngành kế toán, kiểm toán; ngành ngân hàng, tài chính. 3 ngành này có đầu vào rất cao nhưng đầu ra đang trong tình trạng “Báo động đỏ”.

Ngành Sư phạm đang… bội thực

Đây là khối ngành đang được Bộ GDĐT báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Hiện cả nước hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp

Ở một nghiên cứu khác của PGS.TS Bùi Văn Quân – Hiệu trưởng trường ĐH Thủ đô cũng cho thấy: tính đến năm 2018, số cử nhân sư phạm ra trường mỗi năm lên tới 60.930 người.

Tuy nhiên, theo ước tính trung bình từ năm 2013 đến nay, sau khi giảm chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm thì mỗi năm nước ta vẫn có thêm khoảng 4.000 sinh viên ra trường không tìm được việc làm. 70.000 cử nhân Sư phạm thất nghiệp năm 2020 được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.

Nhiều chuyên gia giáo dục từng phân tích nguyên nhân về con số dư thừa và thất nghiệp “khổng lồ” là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình; hệ thống các trường ĐH/CĐ sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách hỗ trợ học phí đã khiến thí sinh đổ xô thi vào ngành này.

Trong khi tình trạng thừa cử nhân sư phạm đang báo động thì ở nhiều cấp học vẫn thiếu giáo viên. Cụ thể, tổng số GV công lập còn thiếu là 45.058 (trong đó, mầm non lên tới 32.641, tiểu học: 7.824, THCS: 2.799, THPT: 1.794). Các tỉnh còn thiếu GV mầm non như: Sơn La 1.040, Bắc Giang 1.921, Thái Bình 1.500, Thanh Hóa 1.405, Nghệ An 3.328, TP HCM 1.195, đối với tiểu học một số tỉnh thiếu nhiều như: TP Hà Nội 2.696, Sơn La 1.133, Gia Lai 1.196…

Để cải thiện tình trạng này, hiện Bộ GD-ĐT đang xây dựng đề án đào tạo lại 40.000 giáo viên phổ thông để chuyển xuống dạy mầm non. Ngoài ra, Bộ cũng có nhiều biện pháp để giảm tình trạng thất nghiệp ngành sư phạm như sát nhập trường, giảm chỉ tiêu tuyển sinh, cảnh báo tình trạng thất nghiệp…

Ngành Kế toán – kiểm toán dư thừa nhiều

Cách đây vài năm, ngành kế toán – kiểm toán thu hút được rất nhiều người học nhờ mức lương cao sau khi ra trường. Cũng vì điều này mà điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành này luôn đứng “top” 2, 3 so với các ngành khác. Tuy nhiên, hiện nay, đây là một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong các năm tới.

tuyen-sinh-nam-2017-3-nhom-nganh-hot-dang-bao-dong-kho-dau-ra2

Kế toán – ngành “hot” đang có chỉ số sinh viên thất nghiệp cao nhất cả nước

Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016, kế toán – tài chính đứng đầu trong số các ngành được nhiều người tìm việc nhất. Bản tin thị trường lao động quý 2/2016 vừa được Bộ LĐTB&XH công bố cũng cho thấy, nhóm nghề kế toán – kiểm toán có số lượt người tìm việc nhiều nhất (chiếm 16,9%); tiếp đó là quản trị kinh doanh (10,4%) và nhân sự (10%).

Phó Ban đào tạo, Hội giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Ông Nguyễn Quốc Cường thông tin thêm: Chỉ tính ở TP Hồ Chí Minh, mặc dù tỷ lệ nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này vẫn ở mức cao nhất (30% trong cơ cấu tuyển dụng), nhưng do lượng cầu vượt cung quá nhiều nên để kiếm được 1 công việc, mỗi ứng viên phải vượt qua 90 người khác. Tức là tỷ lệ chọi 1/90.

Nguyên nhân của sự dư thừa nhân lực nhóm ngành này là do việc ồ ạt mở ngành của các trường đào tạo trong mấy năm trước. Hiện nay, cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành nghề kế toán. Nhiều trường không chuyên nhưng kế toán vẫn được xem là ngành chủ lực.

Theo ông Cường, nếu thí sinh vẫn đam mê và quyết tâm chọn học các ngành này cần xác định phải trau dồi kiến thức, kỹ năng thật tốt. Ngoài ra, phải học thành thạo ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm để chịu được sức cạnh tranh của thị trường.

Ngành Cử nhân Tài chính – Ngân hàng vẫn ế ẩm

Theo bản tin thị trường lao động quý II/2016 được công bố bởi Viện Khoa học Lao động và xã hội, ngành Tài chính – Ngân hàng mặc dù có tăng nhưng số lượng tân cử nhân ngành này không có việc làm đúng chuyên ngành cũng tiếp tục gia tăng.

Cũng thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội vào năm 2015 cho biết đối với ngành tài chính ngân hàng, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 tân cử nhân của ngành này. Thời điểm này, tài chính trở thành nhóm nghề có nhiều người tìm việc nhất cả nước (21,9%), tiếp đến là Quản trị nhân sự (11,1%), Kế toán (10,5%)…

Trong khi đó, ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với số chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại. Trong mùa tuyển sinh 2016, 2017 các ngành này vẫn tiếp tục là ngành mũi nhọn với chỉ tiêu tuyển sinh không hề giảm của top trường kinh tế. Dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên, thí sinh muốn theo học ngành tài chính ngân hàng cần xem xét lại định hướng nghề nghiệp và nghiêm túc chuẩn bị hành trang, kiến thức, kỹ năng trong quá trình học để sẵn sàng ra thị trường. Nhân lực ngành này vẫn thiếu nhưng là thiếu người giỏi.

Bên cạnh việc dư thừa nhân lực thì riêng đối với ngành Y Dược lại được dự đoán đến năm 2020 Việt Nam sẽ thiếu lượng lớn nhân lực trong ngành. Theo số liệu từ Bộ Y tế thì tính tới năm 2020, dù lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về Y sĩ, Dược sĩ đã cao gấp 2 lần hiện nay nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ hết nhu cầu về nhân lực ngành y tế.

Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, ngành Y tế ngày càng phát triển

Cuộc sống thay đổi ngày càng hiện đại, kéo theo đó là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và tiêu thụ các loại dược phẩm cũng ngày càng cao. Thêm vào đó, môi trường sống bị ô nhiễm, hằng ngày con người phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại từ các thực phẩm, hàng tiêu dùng,…là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu phòng và khám chữa bệnh của người dân.

Tuyen-sinh-cao-dang-duoc-pasteur-2

Chọn Y Dược nâng cao cơ hội trúng tuyển – cơ hội nghề nghiệp mới năm 2017

Năng lực tay nghề của đội ngũ y, bác sĩ và dược sĩ cũng ngày được nâng cao, giờ đây đội ngũ y tế trong nước đã có thể cứu chữa nhiều ca bệnh hiểm nghèo, hạn chế được việc “chảy máu ngoại tệ” khi người dân chữa khỏi được bệnh ngay tại trong nước mà không cần phải ra nước ngoài điều trị.

Cơ hội việc làm rộng lớn đối với nghề Y, Dược sĩ

Hiện nay, chúng ta đã chứng kiến nhiều bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế. Những thiết bị hiện đại, cùng với các loại dược phẩm mới ra đời giúp phần đẩy lùi nhiều dịch bệnh nguy hiểm, chữa được nhiều bệnh nan y, cải thiện được sức khỏe của con người, giúp con người có thể kéo dài tuổi thọ.

Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên Y, Dược ra trường nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, khiến cho ngành này luôn luôn ở trong tình trạng “khát” nhân lực.

Theo kế hoạch phát triển nhân lực của Bộ Y tế trong hệ thống khám – chữa bệnh giai đoạn từ 2015- 2020, thì cần phải bổ sung 10.887 dược sĩ ĐH và 83.851 điều dưỡng. Đạt 30% tổng số điều dưỡng có trình độ Cao đẳng và Đại học. Điều này mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho những người có dự định theo học và làm việc trong ngành Y.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đã xác định rõ đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ được đánh giá là những loại hình đào tạo giúp đảm bảo chất lượng đầu ra, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu thực tế xã hội. Sau khi học Cao đẳng Y Dược, học viên có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp bằng những chương trình liên thông theo ngành đã chọn.

Không chỉ vậy, ngành Y tế cũng đã và đang phấn đấu để nhân lực trong khu vực ngoài công lập đạt tỉ lệ 10% tổng nhân lực khám – chữa bệnh. Sự ra đời của nhiều bệnh viện tư nhân với chất lượng dịch vụ ngày càng cao cũng đã tạo việc làm cho một lượng lớn lao động trong ngành này.

Trở thành Y sỹ, Dược sĩ, bạn cần những gì?

Trước cánh cửa cơ hội nghề nghiệp đã rộng mở đối với nghề Y, Dược, cùng thời kỳ không ngừng hội nhập với thế giới, các bạn trẻ có mong muốn trở thành Y sĩ, Dược sĩ cần tự trang bị cho mình những kiến thức sau:

– Kiến thức nền tảng vững chắc về các môn khoa học tự nhiên, trong đó, nổi bật nhất vẫn là Hóa học và Sinh học.

– Khả năng khám phá, ham học hỏi. Muốn trở thành Y sỹ, Dược sĩ, bạn đừng bao giờ ngại việc phải tìm tòi, không nên thỏa mãn với vốn kiến thức của bản thân mình.

– Cần rèn luyện đức tính kiên trì, cẩn thận. Tránh việc hấp tấp, vội vàng.

– Vốn ngoại ngữ càng phong phú thì càng có nhiều cơ hội tiếp cận những tiến bộ mới trên thế giới.

– Luôn luôn nuôi dưỡng tình yêu, sự tâm huyết với nghề. Đó sẽ là động lực để bạn vượt qua mọi thách thức gặp phải trong ngành Y, Dược.

Các bạn trẻ nếu có quan tâm và mong muốn được học tập và làm việc trong ngành Y tế thì có thể liên hệ trực tiếp tới Văn phòng tuyển sinh, tư vấn và hướng nghiệp Trường cao đẳng Y Dược Pasteur để được tư vấn và định hướng nghề nghiệp tốt nhất!

Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.85.895.895 – 0948.895.895

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *