Thuốc atorvastatin là một trong những loại thuốc được sử dụng hạ mỡ máu, tuy nhiên tác dụng phụ mà atorvastatin gây ra có thể nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí tính mạng người dùng.
- Thuốc kháng sinh arithromycin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
- Cách sử dụng thuốc Advil Ibuprofen dịu cơn đau trong tích tắc
- Tìm hiểu về tác dụng phụ của thuốc acyclovir chữa bệnh thủy đậu và zona
Điều cần biết khi dùng thuốc giảm mỡ máu atorvastatin
Tác dụng của thuốc atorvastatin trong điều trị các loại bệnh
Thuốc atorvastatin thường được nhiều người sử dụng trong việc hạ cholesterol và các loại chất béo có hại (như LDL, triglyceride) đồng thời tăng cường các cholesterol có lợi (HDL) trong máu. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc atorvastatin cần kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý mới mang lại hiệu quả. Cơ chế hoạt động của thuốc trong việc giảm mỡ máu bằng cách làm giảm lượng cholesterol sản sinh ra tại gan cùng với việc giảm lượng cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi giúp người sử dụng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đau tim, đột quỵ, bệnh mạch vành…
Mặt khác, người dùng cần kết hợp việc sử dụng thuốc atorvastatin với các hoạt động sống lành mạnh như: tập thể dục giảm cân, ngưng sử dụng thuốc lá và các loại chất kích thích, chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và đặc biệt cần giảm chất béo trong khẩu phần ăn.
Tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc atorvastatin
Mặc dù tác dụng phụ khi sử dụng thuốc atorvastatin chỉ xảy ra đối với một số trường hợp và không gây biến chứng quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng theo Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội, người dùng vẫn phải cẩn trọng và theo dõi tình tình sức khỏe trong quá trình sử dụng. Thuốc atorvastatin có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như sau:
- Người bệnh cảm giác mệt mỏi, đau cơ hoặc yếu các cơ nhưng không rõ nguyên nhân do đâu
- Thường có vấn đề về trí nhớ, suy giảm trí nhớ, thậm trí bị lẫn
- Người có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi bất thường và nước tiểu có màu vàng sậm, đi tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường thậm chí vô niệu..
- Người bị tăng cân hoặc giảm cân bất thường, sưng tấy, đói, khô miệng, khát nước, buồn ngủ mờ mắt
- Cảm giác buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị, vàng da, ngứa ngáy khó chịu.
Sử dụng thuốc atorvastatin đúng cách để tránh những trường hợp đáng tiếc
Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể để đến triệu chứng buồn nôn, đau cơ nhẹ và tiêu chảy. Mặc dù không gây ra biến chứng quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng những tác dụng phụ này khi người dùng mắc phải sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, rối loạn đời sống sinh hoạt cá nhân, ăn ngủ không điều độ từ đó bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc atorvastatin đúng cách
Liều dùng atorvastatin dành cho đối tượng là người lớn
Đối với người sử dụng thuốc atorvastatin trong phòng ngừa các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch khởi đầu sử dụng 10 mg đến 80 mg uống mỗi ngày một lần.
Đối với người sử dụng thuốc atorvastatin trong hạ mỡ máu liều khởi đầu dùng từ 10, 20 hoặc 40 mg uống mỗi ngày một lần. Liều khởi đầu 40 mg dành cho bệnh nhân cần giảm LDL-cholesterol hơn 45%.
Đối với trẻ em
Chỉ sử dụng thuốc atorvastatin cho trẻ em trên 10 đến 17 tuổi và đặc biệt thận trọng khi sử dụng. Đối với bệnh nhi bị tăng cholesterol máu do di truyền nên sử dụng 10 mg mỗi ngày, việc điều chỉnh liều lượng thuốc phải được điều chỉnh sau 1 tháng.
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
Chưa có nghiên cứu xác định được rủi ro khi sử dụng thuốc atorvastatin trong quá trình mang thai và cho con bú, chính vì vậy nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra.
Dược sĩ Pasteur khuyến cáo người dùng nên đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc atorvastatin trong phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch hay giảm mỡ máu không được sử dụng quá liều quy định, nếu quên liều uống hãy uống càng sớm càng tốt và thực hiện đúng như kế hoạch không nên uống gấp đôi liều lượng, nếu có hiện tượng lạ bất kỳ xảy ra trong qúa trình sử dụng thuốc cần đến gặp bác sĩ để được giải đáp, thăm khám và xử lý kịp thời.
Nguồn Báo sức khỏe đời sống