Bệnh nấm da căn bệnh phổ biến biểu hiện khi lớp thượng bì da bị nhiễm nấm khiến da bị ngứa và nổi ban đỏ vậy điều trị bệnh nấm da như thế nào thì hiệu quả?
- Thực hư việc dùng “ thuốc giải rượu”
- Mất ngủ có nên uống rotunda?
- Trình Dược viên tư vấn sử dụng Proctolog
Bệnh nấm da và phương pháp điều trị
Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh nấm da
Khi bị bệnh nấm da, trước tiên làn da của người bệnh sẽ đỏ và có hiện tượng sưng quanh rìa, xuất hiện các lớp vảy như vảy cá, dát kèm theo ngứa, các mảng nấm.
Thông thường nguyên nhân bệnh nấm da do ký sinh ở các tế bào thượng bì chết và bệnh có thể lây qua nhiều con đường khác nhau:
- Lây truyền trực tiếp từ người sang người bằng việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Cũng có thể truyền từ động vật sang người khi thực hiện các hành động vuốt ve, tiếp xúc với động vật mắc bệnh…
- Chạm vào các đồ vật mà người bệnh đã tiếp xúc cũng có khả năng mắc bệnh.
- Tiếp xúc với đất bẩn lâu ngày có nguy cơ mắc bệnh nấm da khá cao bởi nếu đất có đủ dưỡng chất, bào tử nấm có thể sống hàng tháng trời hoặc lâu hơn.
Phương pháp điều trị bệnh nấm da
Dược sĩ Định Thị Minh – giảng viên khoa Cao đẳng Dược chia sẻ những trường hợp bị bệnh nấm da nhẹ, có thể dùng thuốc mỡ hoặc thuốc nước, thuốc bột chống nấm. Một số loại thuốc thông dụng trị bệnh nấm da gồm:
- Miconazole (Micatin, Monistat-Derm)
- Clotrimazole (Lotrimin, Mycelex)
- Terbinafine (Lamisil)
- Thuốc bôi: econazole (Spectazole), oxiconazole (Oxistat)
- Thuốc uống: itraconazole (Sporanox), fluconazole (Diflucan), terbinaffine (Lamisil)
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc trên vẫn có một số trường hợp gặp phải các tác dụng phụ như kích ứng dạ dày ruột, phát ban và chức năng gan bất thường.
Cách phòng bệnh nấm da
Vì bản thân căn bệnh rất khó phòng ngừa, nhưng vẫn có thể hạn chế được với một số cách phòng bệnh sau:
Cách phòng bệnh nấm da
- Nhận thức được bệnh cũng như có các kiến thức nhất định về bệnh.
- Thực hiện hoạt động tuyên truyền về bệnh để trẻ nắm bắt được bệnh nấm da và cách điều trị.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và khu công cộng đặc biệt là trường học, nhà trẻ, nhà tập thể thao và các phòng kín.
- Không mặc quần áo dày trong khi thời tiết nóng ẩm và tránh đổ mồ hôi nhiều.
- Thường xuyên kiểm tra vật nuôi trong nhà có mắc bệnh nấm da không để thực hiện điều trị và cách ly.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, khăn mặt, khăn tắm, lược.
Một số bệnh nấm da đầu thường gặp
Theo bà Nguyễn Thị Loan Y tá trưởng tại bệnh viện Bạch Mai từng tốt nghiệp văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết một số bệnh nấm da mà con người thường mắc phải như: Nấm thân (điển hình là bệnh hắc lào với biểu hiện ngứa vùng bệnh và nổi mẫn đỏ), nấm kẽ (do vi nấm epidermophyton gây ra xuất hiện triệu chứng bong xước da, chảy dịch, mụn nước), nấm móng (do vi khuẩn trichophyton gây nên biểu hiện móng có màu vàng đục, sù sì), nấm tóc (do vi khuẩn piedra hortai gây nên biểu hiện trên từng sợi tóc xuất hiện nhiều hạt màu đen), bệnh lang ben (do nấm pityrosporum gây nên biểu hiện ngứa và được chia thành 2 dạng là màu trắng và màu đen).
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur