Cấp cứu nạn nhân trước khi vào viện là điều vô cùng quan trọng bởi bệnh nhân có qua khỏi, có bị di chứng hay không,… phụ thuộc rất lớn vào công việc này.
- Hình ảnh nữ Điều dưỡng trong trái tim của bạn?
- Vì sao Nữ Điều Dưỡng viên sinh vào mùa xuân đều thành đạt?
- Điều Dưỡng viên có tướng nào thường bị người bệnh khiếu nại đường dây nóng?
Điều dưỡng viên hướng dẫn cấp cứu người bị nạn trước khi đến bệnh viện
Theo những thông tin Y Dược mới nhất mà Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp thì nhằm nâng cao trình độ cũng như kỹ năng cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn trước viện và tại bệnh viện, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức khóa đào tạo cấp cứu trước viện do các chuyên gia đến từ Pháp giảng dạy.
Vai trò của việc cấp cứu bệnh nhân trước khi đưa bệnh nhân đến viện
Theo đó, khoa học có sự tham gia của các học viên Trung tâm cấp cứu 115 và các bác sĩ đang công tác tại các đơn vị y trong ngành y tế Hà Nội. Khóa học đưa ra các phác đồ chăm sóc; chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức cấp cứu đa chấn thương, cấp cứu chấn thương vùng đầu, chấn thương ở trẻ em, chấn thương cột sống…Mục tiêu mà khóa học muốn hướng đến chính là nhằm nâng cao tay nghề và năng lực cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng, Đại học Điều dưỡng, Bác sĩ,… trong quá trình thực hiện cấp cứu trước viện cho bệnh nhân đạt hiệu quả.
Cấp cứu bệnh nhân ngoại việc là điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân
Bác sĩ, Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn hiện đang công tác và giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, công tác cấp cứu trước viện rất được xem trọng, bởi nạn nhân có giữ được sự sống hay không, để lại ít hay nhiều di chứng sau chấn thương cũng như chi phí điều trị như thế nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào quá trình cấp cứu bệnh nhân trước khi bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện. Nhiều trường hợp bệnh nhân nặng được xử lý tốt trước khi đến bệnh viện đã qua được cơn hiểm nghèo, để lại ít di chứng về sau, đặc biệt là trong những trường tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hay tai nạn lao động.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác và giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội cho biết, hoạt động sơ cấp cứu hay những trợ giúp y tế ban đầu ngay tại hiện trường khi người bệnh bị chấn thương trước khi tiến hành điều trị y khoa có vai trò rất quan trọng. Nếu nạn nhân bị thương mất máu, sốc và trụy mạch… thì cần được sơ cứu kịp thời như cầm máu, nâng huyết áp, ổn định tình trạng người bệnh rồi mới chuyển đến bệnh viện, như vậy thì người bị nạn sẽ gặp ít di chứng và nguy hiểm hơn.
Kỹ thuật hồi sinh tim phổi cơ bản
Các kỹ thuật cấp cứu bệnh nhân cơ bản
Theo chia sẻ của Điều dưỡng viên Ngô Phương Lâm hiện đang giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, khi sơ cứu cho hầu hết các trường hợp nạn nhân, việc đầu tiên mà người sơ cứu cần thực hiện chính là kiểm soát được đường hô hấp cho nạn nhân, để đường thở thông thoáng. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, đờm, dãi… phải dùng tay móc ra.
Với người bị nhẹ (hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được), vẫn phải yêu cầu họ nằm nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 10 phút đến 15 phút hoặc lâu hơn, sau đó đưa họ đến các cơ sở Y tế chuyên khoa để kiểm tra. Nếu nạn nhân bị chảy máu, phải đè tay, khăn hay bông lên vết thương để cầm máu tại chỗ. Nếu nạn nhân gãy xương, tay, chân, phải cố định chi gãy, sử dụng nẹp, máng treo cố định chi gãy rồi mới đưa đi bệnh viện – Đây cũng là những biện pháp cấp cứu cơ bản được áp dụng ngoài thực tế.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp