Hướng dẫn Dược sĩ phân biệt thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn

Thị trường dược phẩm hiện nay có hai loại thuốc phân phối chính là thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Vậy các Dược sĩ cần phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn như thế nào?

Thuốc kê đơn (thuốc ETC) là gì?

Thuốc kê đơn (thuốc ETC) là gì?

Thuốc kê đơn hay còn gọi là thuốc ETC là thị trường thuốc bán theo đơn bác sĩ, kênh phân phối thuốc chủ yếu là bệnh viện. Thuốc kê đơn phải được sử dụng theo đúng chỉ định của người kê đơn, nếu không có thể gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. Khi cấp phát, bán lẻ, sử dụng phải theo đơn thuốc và được quy định trong danh mục nhóm thuốc kê đơn (khoản 10 Điều 2 Luật Dược).

Thuốc kê đơn không được quảng cáo dưới mọi hình thức. Danh mục thuốc kê đơn và bán theo đơn tạm thời quy định tại Mục II Công văn số 1517/BYT-KCB ngày 06/3/2008 của Bộ Y tế. Trong đó có một số thuốc, nhóm thuốc thường gặp như thuốc kháng sinh, paracetamol, dung dịch truyền tĩnh mạch.

Đối tượng được kê đơn thuốc:

Thầy thuốc đang hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp, bao gồm:

– Bác sĩ;

– Y sĩ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) và bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là bệnh viện huyện).

– Lương y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho người bệnh;

– Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ, y sĩ được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.

Danh mục 30 nhóm thuốc kê đơn dược sĩ cần biết như sau:

  • Thuốc gây nghiện;
  • Thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc;
  • Thuốc gây mê;
  • Thuốc điều trị giun chỉ, sán lá;
  • Thuốc kháng sinh;
  • Thuốc điều trị virút;
  • Thuốc điều trị nấm;
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid trừ acetylsalicylic acid (Aspirin) và paracetamol;
  • Thuốc điều trị bệnh Gút;
  • Thuốc cấp cứu và chống độc;
  • Thuốc điều trị ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch;
  • Thuốc điều trị parkinson;
  • Thuốc điều trị lao;
  • Thuốc điều trị sốt rét;
  • Thuốc điều trị đau nửa đầu (Migraine);
  • Thuốc tác động lên quá trình đông máu;
  • Máu, chế phẩm máu, dung dịch cao phân tử;
  • Nhóm thuốc tim mạch: thuốc điều trị bệnh mạch vành, thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị hạ huyết áp, thuốc điều trị suy tim, thuốc chống huyết khối, thuốc hạ lipid máu;
  • Thuốc dùng cho chẩn đoán;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chống loét dạ dày: thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton;
  • Hooc môn (corticoide, insulin và nhóm hạ đường huyết, …) và nội tiết tố (trừ thuốc tránh thai);
  • Huyết thanh và globulin miễn dịch;
  • Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ;
  • Sinh phẩm dùng chữa bệnh (trừ men tiêu hoá)
  • Thuốc điều trị rối loạn cương;
  • Dung dịch truyền tĩnh mạch.
  • Thuốc làm co, dãn đồng tử và giảm nhãn áp;
  • Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non;
  • Thuốc điều trị hen;

Thuốc không kê đơn (thuốc OTC) là gì?

Thuốc không kê đơn (thuốc OTC) là gì?

Thuốc không kê đơn hay còn gọi là thuốc OTC là thị trường thuốc phân phối qua các hiệu thuốc. Thường được dùng trong điều trị các bệnh thông thường và người bệnh có thể tự điều trị, không nhất thiết có sự thăm khám, chỉ định thuốc hoặc theo dõi của bác sĩ.

Thuốc không kê đơn thường có đặc tính sau:

  • Thuốc có độc tính thấp, không tạo ra những sản phẩm phân huỷ có độc tính, không có những tác dụng có hại nghiêm trọng.
  • Thuốc có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng.
  • Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh thông thường và bệnh nhân có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự thăm khám, tư vấn và theo dõi của thầy thuốc.
  • Thuốc ít có tương tác với thuốc khác và những loại thức ăn, đồ uống thông dụng.
  • Thuốc không gây tình trạng lệ thuộc.

Theo đó, các Dược cần hướng dẫn người bệnh lưu ý khi sử dụng thuốc không kê đơn như sau:

  • Thuốc không kê đơn thường bị người dân hiểu lầm là dùng sao cũng được. Vì vậy, nhiều người thường mua thuốc không kê đơn như paracetamol dùng bừa bãi, dùng liều lượng không theo đúng khuyến cáo để bị tai biến rất đáng tiếc. Một trường hợp tại Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, có một nam thanh niên 19 tuổi uống 19 viên thuốc hạ sốt paracetamol trong 2 ngày, phải nhập viện và bị hôn mê gan trầm trọng.
  • Khi mua thuốc không kê đơn tại Nhà thuốc cần xem tờ hướng dẫn dùng thuốc (nếu mua thuốc viên rời không mua nguyên lọ thuốc, người bệnh vẫn có quyền đòi hỏi nhà thuốc cho xem tờ này). Trong tờ hướng dẫn dùng thuốc, người bệnh cần đọc: thành phần – công thức (để biết đó đúng là dược chất sử dụng), chỉ định (những trường hợp dùng thuốc này), chống chỉ định (những trường không được dùng thuốc này), cách dùng – liều lượng, tương tác thuốc…

Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2020

Dược sĩ Phạm Nghĩa – Cựu sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã chia sẻ về cách phân biệt thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn theo kí hiệu như sau: Khi đọc tên thuốc nếu thấy ký hiệu Rx ở đầu trên hộp thuốc. Đây là kí hiệu viết tắt của tiếng la tinh “Recipe” chỉ những thuốc kê đơn. Đối với loại thuốc không kê đơn thì không có kí hiệu này.

Nếu các bạn trẻ có nhu cầu học Cao đẳng Dược có thể sử dụng hình thức Đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký học sau đó hoàn thiện hồ sơ học về địa chỉ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *