Hướng dẫn sử dụng thuốc tiêu chảy đúng cách

Tiêu chảy là hiện tượng đi tiêu nhiều lần trong ngày với dạng phân lỏng. Vậy nên sử dụng thuốc tiêu chảy như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn sử dụng thuốc tiêu chảy đúng cách

Hướng dẫn sử dụng thuốc tiêu chảy đúng cách

Hiện tượng tiêu chảy là gì?

Hiện tượng tiêu chảy là tình trạng đi tiêu nhiều lần trong ngày và lỏng (phân có khi chỉ là nước) do ruột tăng cường sự co thắt và nước không hấp thu qua niêm mạc ruột để vào máu mà bị thải ra ngoài. (Cô Mai Thị Ngọc – giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết).

Nếu tiêu chảy cấp khi tình trạng tiêu chảy tồn tại trong vòng 2 tuần thì tiêu chảy mãn tính kéo dài trong thời gian lâu hơn và có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng.

Một số nguyên nhân gây tiêu chảy cấp?

Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tiêu chảy cấp như sau:

  • Người bị dị ứng hoặc rối loạn do ngộ độc thực phẩm
  • Do bị nhiễm trùng: do nhiễm siêu vi (còn gọi virus như Rotavirus) nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella), nhiễm ký sinh trùng (amip).
  • Do sử dụng thuốc: như dùng kháng sinh uống có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có kháng sinh gây chứng viêm đại tràng giả mạc rất nặng

Những lưu ý khi bị tiêu chảy cấp

Bởi vì tiêu chảy cấp gây mất nước và chất điện giải, do đó khi điều trị bệnh thì vấn đề hàng đầu được đặt ra là bù nước và chất điện giải, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trước khi tính chuyện cầm tiêu chảy, hãy dùng gói Oresol (đối với trẻ con, có thể có đến 80% tiêu chảy là do nhiễm siêu vi Rotavirus và trường hợp này chỉ cần bù nước và chất điện giải là có thể khỏi) hoặc dùng các loại thuốc tiêu chảy được bác sĩ chỉ định.

Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, chất độc, dùng thuốc cầm ngay tiêu chảy là không có lợi, cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc ra khỏi cơ thể. Chỉ khi tiêu chảy không khu trú, kéo dài mới tính đến chuyện dùng thuốc cầm tiêu chảy.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo khi xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy mới dùng thuốc đặc hiệu như bị nhiễm khuẩn sẽ dùng kháng sinh, nhiễm ký sinh trùng dùng thuốc trị ký sinh trùng, bị viêm loét đại tràng có thể dùng thuốc chống viêm glucocorticoid…

Thuốc trị tiêu chảy gồm các loại thuốc nào?

Các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết thuốc trị tiêu chảy thường dùng là thuốc trị triệu chứng, giảm sự tiết dịch qua phân, làm giảm sự co thắt của ruột, do đó làm giảm đau bụng và giảm đi tiêu, làm cô đặc phân.

Theo đó, để trị tiêu chảy, mọi người có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau và cơ chế tác dụng như sau:

Thuốc là chất làm giảm hay liệt nhu động ruột

Có tác dụng cầm tiêu chảy nhanh, mạnh nhưng phải rất thận trọng vì thuốc gây tác dụng phụ, đặc biệt là thuốc Paregoric thực chất có chứa cao thuốc phiện gây nghiện, chống chỉ định đối với trẻ dưới 5 tuổi. Còn thuốc tiêu chảy Diphenoxylat, Loperamid là thuốc tổng hợp không gây nghiện, ít tác dụng phụ hơn nhưng vẫn tránh dùng ở trẻ dưới 2 tuổi.

Thuốc Loperamid điều trị tiêu chảy hiệu quả

Thuốc Loperamid điều trị tiêu chảy hiệu quả

Thuốc tiêu chảy là chất hấp phụ

Chất hấp phụ là chất trơ về mặt hóa học và có khả năng hút giữ vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, siêu vi, khí sinh ra trong ống tiêu hóa là những thứ làm kích thích niêm mạc và sau đó được thải ra ngoài kéo theo các chất mà nó hút giữ. Thêm vào đó, chất hấp phụ không hòa tan và không hấp thụ nên dùng tương đối an toàn. Chất hấp phụ thích hợp điều trị tiêu chảy có kèm trương bụng và do đường tiêu hóa bị nhiễm độc (ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn).

Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *