Glucosamin – thảo dược chữa bệnh thoái hóa khớp được bệnh nhân tin tưởng và sử dụng vậy sử dụng Glucosamin như thế nào thì đúng cách và an toàn?
- Thực phẩm chức năng Herbalife có nên dùng hay không?
- Lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin
- Thuốc kháng sinh Tetracyclin – Lợi ích và tác hại
Tác dụng của thuốc Glucosamin
Thoái hóa khớp là một bệnh gây đau nhức các khớp như đau khớp đầu gối, đau khớp ngón tay, khiến người bệnh gặp không ít rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Hiện, có không ít các loại thuốc tân dược có thể điều trị được bệnh thoái hóa khớp nhưng để để điều trị tận gốc căn bệnh này chỉ có thể dùng “thảo dược Glucosamin”.
Tác dụng chủ yếu của Glucosamin là gì?
Nghiên cứu của một số Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Glucosamin được sử dụng hỗ trợ điều trị viêm xương khớp, đau khớp, đau đầu gối, đau lưng…
Bên cạnh đó, Glucosamin là một chất được tìm thấy trong cơ thể người được sử dụng để sản xuất các chất khác liên quan đến tạo gân, dây chằng, sụn, và lớp dịch dày khớp. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc bổ sung Glucosamin có thể làm tăng sụn khớp và các dịch xung quanh khớp hoặc giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của các chất này.
Cách sử dụng Glucosamin hiệu quả và an toàn nhất
Người lớn
- Điều trị các bệnh về xương: liều lượng Glucosamin ban đầu 480 mg thuốc uống 3 lần mỗi ngày và dùng trong 6 tháng. Nếu sử dụng 2 lần mỗi ngày trong vòng 6 tuần thì tăng liều lượng lên còn 750 mg.
- Điều trị viêm khớp gối: dùng 300−500 mg hoặc 480 mg thuốc, sử dụng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.
- Hỗ trợ điều trị đau ở vùng lưng phía dưới: sử dụng trong vòng 6 tháng với liều lượng ban đầu 1.500 mg.
- Bệnh đa xơ cứng: sử dụng trong vòng 6 tháng với liều lượng ban đầu 1.000 mg.
- Bệnh viêm xương khớp: liều lượng dùng 1.000−2.000 mg thuốc trong 18 tháng.
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp: dùng 420 mg thuốc trong 14 ngày.
Glucosamin – thảo dược chữa bệnh thoái hóa khớp
Trẻ em
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng Glucosamin có thể sử dụng được cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng Glucosamin
Chuyên trang tin tức Y Dược cập nhật, việc sử dụng thảo dược Glucosamin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Tiêu chảy, táo bón.
- Ợ nóng.
Lưu ý: cần hết sức thận trọng khi sử dụng Glucosamin dành cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, dị ứng với glucosamin và các thành phần tá dược có trong thuốc glucosamin, đang sử dụng các loại thuốc khác (kể cả thuốc kê đơn…)
Tương tác giữa thuốc Glucosamin với các loại thuốc khác
Glucosamin có thể mất tác dụng hoặc gây tác dụng phụ khi sử dụng chung với các loại thuốc tân dược sau:
- Warfarin: làm chậm quá trình đông máu, có thể gây bầm tím và chảy máu nghiêm trọng.
- Các loại thuốc trị ung thư: các thuốc này hoạt động bằng cách giảm tốc độ sao chép của tế bào ung thư. Khi dùng chung với glucosamin có thể làm giảm hiệu quả của những thuốc này.
- Thuốc trị tiểu đường: bạn cần theo dõi chặt chẽ mức đường huyết nếu dùng glucosamin khi bị bệnh tiểu đường.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur