Khám phá bí quyết để trở thành thủ khoa môn Văn trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020

Không giống như những môn tự nhiên phải vắt óc tính toán, ghi nhớ công thức… đối với môn Văn thí sinh cần có sự kiên nhẫn, tư duy mạch lạc để có thể trở thành “thủ khoa” của môn này.

Khám phá bí quyết để trở thành thủ khoa môn Văn trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 sắp đến gần cũng là lúc các thí sinh phải tăng cường ôn tập kiến thức cả lớp 11 và lớp 12, riêng đối với môn Ngữ Văn, trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới thí sinh vẫn tiếp tục làm bài thi tự luận, vậy làm thế nào để đạt được điểm tốt đối với môn học này. Hôm nay ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp thí sinh tóm gọn được 4 bí quyết để trở thành “cao thủ” môn học này.

Luôn nhớ rằng sách tham khảo không khiến mình giỏi

Sách tham khảo mang đúng tính chất như tên gọi của chúng, bạn chỉ nên tham khảo không nên dựa dẫm quá nhiều, bạn có thể sử dụng chúng để có những ý tưởng mới nhưng từ đó bạn cần phát triển ra ý hiểu của mình. Tuy nhiên nếu lạm dụng chúng bạn có thể bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Văn học chính môn học để chúng ta sáng tạo, chính vì thế hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của mình thay vì đi “vay mượn” những câu chữ rập khuôn đó. Đây chính là lý do vì sao bạn chỉ nên đọc những cuốn sách tham khảo từ đó vận dụng nó để tạo nên lời văn của mình.

Để có thể học tập hiệu quả và không bị lệ thuộc vào sách tham khảo, bạn hãy tự viết bài văn sau đó mới đọc sách, bổ sung những ý hay mà mình chưa có. Cách này sẽ giúp bạn bổ sung thêm được nhiều ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó, hãy nhớ rằng sử dụng sách tham khảo không sai nhưng bạn đừng để bản thân lệ thuộc vào đó.

Nắm rõ được cốt lõi tác phẩm

Theo một số sinh viên đã trải qua kỳ thi THPT Quốc gia và đang theo học Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một khi phân tích tác phẩm văn học, bạn đừng cố đào bới tìm ra những nguyên nhân sâu xa, để đạt điểm tối đa thì việc hiểu cốt lõi của tác phẩm mới là ý chính, còn những cái bạn phát hiện ra chỉ là một phần nhỏ. Chính vì vậy khi học một tác phẩm nào đó, cần phải hiểu hết được nội dung cốt lõi mà tác giả hướng đến.

Sử dụng sơ đồ tư duy để học tốt môn văn

Ví dụ: trong tác phẩm “Rừng xà nu”, nội dung cốt lõi của tác phẩm là cuộc chiến của buôn làng Xô Man qua lời kể của cụ Mết mà nhân vật chính là T nú. Từ đó bạn có thể liên tưởng, móc nối, so sánh với những cuộc chiến khác của trong bộ sưu tập những tác phẩm văn học mà chúng ta đã được học.

Hãy tập đưa ra các quan điểm về cuộc sống xung quanh

Để bài văn có sức thuyết phục thì bạn cần phải có cái nhìn đa chiều về chủ đề nghị luận, tránh đưa ra cái nhìn phiến diện, chủ quan. Để làm được điều này thì không còn cách nào khác là bạn phải đọc nhiều sách, báo, và rèn luyện cách tư duy mỗi khi gặp hay biết những vấn đề nào đó trong cuộc sống. Trong đề thi môn Văn không chỉ có riêng bài văn nghị luận văn học mà còn có cả nghị luận xã hội, chính vì thế cần phải đọc nhiều, nghe nhiều và xem nhiều những tin tức xã hội mới có thể hoàn thành tốt được bài thi.

Luôn sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ lâu hơn

Muốn có cái nhìn tổng quát về văn bản và thấy được mối liên quan giữa các nội dung trong tác phẩm có một phương pháp rất hay ho giúp bạn học tốt Văn đó là: Sơ đồ tư duy. Học môn Văn không thể giống như các môn Toán, Hóa, Lý… học thuộc công thức mà phải nắm ý chính, do vậy sơ đồ tư duy là giải pháp lựa chọn cực hữu hiệu. Nếu như không có sơ đồ tư duy, khi làm bài văn rất dễ bị lan man, lạc đề.

Hãy tập đưa ra các quan điểm về cuộc sống xung quanh

Dựa vào những gợi ý vừa được trang tin Giáo dục đưa, bạn có thể vận dụng và củng cố kiến thức ngay từ bây giờ để đtạ điểm số môn văn như mong muốn.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *