Bộ GD-ĐT cho biết từ năm 2021 trở đi, nếu điều kiện cho phép có thể sẽ tổ chức làm bài thi THPT Quốc gia trên máy tính thay vì thực hiện bài thi trên giấy như hiện nay.
- Thông tin mới nhất về đề thi THPT Quốc gia 2018 của Bộ GD&ĐT
- Bộ GD&ĐT sẽ ban hành hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia 2018
- Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch điều chỉnh giảm chỉ tiêu, tăng học phí
Bộ GD-ĐT sẽ cho thí sinh làm bài thi THPT Quốc gia trên máy tính
Từ năm 2021 Bộ GD-ĐT sẽ cho thí sinh làm bài thi THPT Quốc gia trên máy tính
Đây là một trong những thông báo chính thức trong đề án tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2018 vừa được công bố. Vì thế trong 3 năm tới 2018-2020 việc tổ chức các môn thi, bài thi vẫn được giữ ổn định như năm 2017. Nhằm chuẩn bị cho những thay đổi về quy chế thi mới, hiện Bộ đang thực hiện những lộ trình đổi thi và tuyển sinh như sau:
- Tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
- Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.
Ngay khi công bố, điểm mới này ngay lập tức đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía chuyên gia.
Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM – Tiến sĩ Lê Chí Thông cho rằng đây là lộ trình hợp lý, tổ chức cho học sinh làm bài thi THPT quốc gia trên máy tính là một ý tưởng hay, và việc giữ ổn định kỳ thi trong 3 năm tiếp theo sẽ giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt hơn. Tuy nhiên ngay trong năm sau cấu trúc đề thi của năm 2020 cũng cần được công bố để học sinh chuẩn bị.
Đồng quan điểm này, Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang, Ông Lê Ngọc Linh cho hay, việc tổ chức thi trên máy tính có nhiều ưu điểm hơn như đảm bảo tính khách quan, đỡ tốn kém hơn cách tổ chức thi hiện nay. Tuy nhiên để thực hiện được đề án này cần chuẩn bị phương án tổ chức tốt, đặc biệt là ngân hàng đề thi trực tuyến và điểm đặc biệt cần quan tâm là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở nhiều khu vực còn khó khăn.
Hiện Sở GD-ĐT Tiền Giang hiện đang xây dựng ngân hàng đề thi trực tuyến để các em học sinh làm quen với hình thức thi này. Trước mắt đây được xem là kênh để học sinh tự luyện tập và kiểm tra bằng hình thức trực tuyến.
Từ năm 2021 trở đi, nếu điều kiện cho phép, Bộ GD-ĐT có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi THPT quốc gia trên máy tính
Đổi mới phương án thi THPT Quốc gia nhận được nhiều phản hồi tích cực
Trao đổi với trang tin tức giáo dục, ông Nguyễn Khắc Phê, Giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên, cho biết: “Việc thi trên máy tính là phương án tất yếu phải hướng đến vì sẽ giải quyết được nhiều bất cập trong thi cử hiện nay, kết quả vừa đánh giá khách quan vừa tiết kiệm nhiều mặt trong khâu tổ chức thi. Đến năm 2021 và thậm chí là sớm hơn, Hưng Yên vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu này vì hiện nay hệ tầng công nghệ thông tin của các trường THPT đã rất tốt, chỉ bổ sung thêm máy móc thôi”.
Theo đó, Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Quang Vinh cũng khẳng định tỉnh Hòa Bình cũng có thể đáp ứng được yêu cầu tổ chức trên máy tính trong vài năm tới vì hiện tại cơ sở vật chất hiện có cũng đã khá tốt rồi. Ông tin rằng việc tổ chức thi trên máy sẽ giải quyết được những vấn đề tiêu cực trong thi cử, thí sinh làm bài xong có thể biết kết quả ngay, giảm thiểu những khâu không cần thiết gây tốn kém trong thi cử.
Một trong những công tác chuẩn bị cho đề án này, Bộ Bộ GD-ĐT cũng sẽ rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội.
Riêng đối với tuyển sinh khối ngành sư phạm, phương thức tuyển sinh sẽ dựa theo nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương, điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường và tiến hành rà soát quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm để khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp bậc học trên cả nước.