Lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin

Loratadin thuốc chống dị ứng phổ biến nhất hiện nay với tác dụng giảm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin

Loratadin – thông tin thuốc

Tên quốc tế: Loratadine.

Loại thuốc: Thuốc kháng histamin.

Dạng thuốc và hàm lượng: thuốc bao gồm dạng viên nén loratadin 10 mg và loratadin tan rã nhanh 10 mg, siro loratadin 1 mg/ml.

  • Tác dụng của thuốc Loratadin

Loratadin có tác dụng điều trị các triệu chứng như: viêm mũi, viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin đồng thời thuốc còn có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay. Dược sĩ Mai Thị Loan – giảng viên Cao đẳng Y Dược cho hay: Loratadin có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên, tuy nhiên thuốc lại không có tác dụng trên thần kinh trung ương.

  • Chỉ định dùng thuốc Loratadin

Loratadin được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, ngứa và mày đay liên quan đến histamin.

Liều lượng và cách dùng thuốc Loratadin

Liều lượng dùng thuốc Loratadin sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của từng người:

Người lớn, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: sử dụng 1 viên nén Loratadin 10mg hoặc ml (1 mg/ml) siro loratadin, 1 ngày sử dụng 1 lần.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng LoratadinLiều lượng và cách dùng thuốc Loratadin

Trẻ em từ 2 – 12 tuổi:

  • Trọng lượng cơ thể > 30 kg: 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, 1 ngày sử dụng 1 lần.
  • Trọng lượng cơ thể < 30 kg: 5 ml (1 mg/ml) siro loratadin, 1 ngày sử dụng 1 lần.

(Lưu ý: trẻ em dưới 2 tuổi khuyến cáo không được dùng Loratadin, còn đối với những đối tượng bị suy gan, suy thận nặng chỉ nên dùng liều khởi đầu là 1 viên nén 10 mg loratadin hoặc 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, cứ 2 ngày một lần.)

Loratadin tương tác với những thuốc nào?

Theo Dược sĩ C. Phạm Thanh Hương tốt nghiệp Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội: khi điều trị đồng thời Loratadin với cimetidin sẽ khiến nồng độ Loratadin trong huyết tương tăng 60% bởi vì cimetidin ức chế chuyển hóa của loratadin.

Khi sử dụng đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn tới tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Không có biểu hiện lâm sàng nên rất khó phát hiện, người bệnh nên hết sức cẩn trọng.

Loratadin  kết hợp cùng với erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương, tăng trung bình 40% và AUC của descarboethoxyloratadin tăng trung bình 46% so với điều trị loratadin đơn độc. Về mặt lâm sàng, sẽ không có các biểu hiện thay đổi tính an toàn của Loratadin.

Phụ nữ mang thai có nên sử dụng thuốc Loratadin?

Theo chuyên trang tin tức Y Dược: chỉ nên sử dụng Loratadin trong thời kỳ mang thai khi thực sự cần thiết với liều lượng thấp nhất có thể và dùng trong thời gian ngắn. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc Loratadin không chỉ phụ nữ mang thai mà cả phụ nữ đang cho con bú.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *