Suy nghĩ đôi lời về người Điều dưỡng trong thời đại mới

Người Điều dưỡng như kim chỉ nam kết nối xuyên suốt giữa người bệnh và hệ thống ngành Y tế, tạo điều kiện phát triển của ngành cũng như toàn xã hội.

Suy nghĩ đôi lời về người Điều dưỡng trong thời đại mới

Suy nghĩ đôi lời về người Điều dưỡng trong thời đại mới

Xuất hiện từ lâu đời khi người phụ nữ đầu tiên Florence Nightingale (1820 – 1910) sáng lập ra ngành Điều dưỡng thế giới đã mở ra kỷ nguyên mới của ngành Điều dưỡng. Ngay từ khi bắt đầu, ngành Điều dưỡng đã thể hiện vai trò của mình không chỉ trong việc thúc đẩy quá trình điều trị, hồi phục của người bệnh mà còn là sợi dây liên kết vô hình giữa người bệnh và bác sĩ, từ đây những nữ Điều dưỡng trở thành người hùng không chỉ trong mắt người bệnh mà còn với toàn xã hội.

Điều dưỡng là một nghề độc lập và người điều dưỡng là người cộng tác với bác sĩ trong suốt quá trình thăm khám, điều trị và phục hồi. Tuy nhiên người Điều dưỡng không phải là người phụ việc giúp bác sĩ và làm theo y lệnh của người bác sĩ. Thực tế, những nữ Điều dưỡng giỏi sẽ chủ động trong công việc của mình như theo dõi, phát hiện những bất thường của người bệnh để kịp thời thông báo với bác sĩ, tránh trường hợp đáng tiệc có thể xảy ra và nâng cao mức thành công trong điều trị. Ngược lại nếu là những Điều dưỡng thiếu chuyên môn, không được học tập bài bản từ những cơ sở, trường học uy tín như Cao đẳng Điều dưỡng, các chương trình đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng hoặc Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Đại học Điều dưỡng cộng thêm không có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công việc thì có thể gây hậu quả khôn lường.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho rằng:“Điều dưỡng là một mắc xích quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do người điều dưỡng – hộ sinh cung cấp có tác động lớn tới sự hài lòng của người bệnh”, do đó dù “ở bất cứ quốc gia nào, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe thì phải chú ý phát triển công tác điều dưỡng” như một lời khẳng định vai trò quan trọng của ngành Điều dưỡng.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng từng nói trong thư gửi học viên Trường Y tá Liên khu I, tháng 2 năm 1949: “y tá là những chiến sỹ đánh giặc ốm để bảo vệ sự tráng kiện của giống nòi, những chiến sỹ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó, phải giàu lòng bác ái và đức hy sinh”. Qua những câu nói của tổ chức, bậc thầy uyên bác trong nhìn nhận và thực tế như một lần chứng minh vai trò của ngành Điều dưỡng.

Công việc thầm lặng của những người Điều dưỡng

Công việc thầm lặng của những người Điều dưỡng

Người Điều dưỡng làm công việc gì?

Một người Điều dưỡng được đào tạo qua trường lớp như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur với các chương trình đào tạo như Cao đẳng chính quy, Liên thông hay Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng đều hiểu rằng Điều dưỡng là sự phối hợp giữa điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân. Trong đó người Điều dưỡng sử dụng những kiến thức của mình, kinh nghiệm, kỹ năng của mình để giúp người bệnh và cộng đồng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật,…và biết cách chăm sóc bản thân.

Có thể nói khó ai có thể bên cạnh với người bệnh nhiều hơn những người Điều dưỡng khi họ là người tiêm thuốc, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc, chăm sóc, an ủi người bệnh lúc đau yếu hoặc những giờ phút cuối đời tại bệnh viện,…Ngoài vai trò là người chăm sóc người bệnh, những nữ Điều dưỡng còn mang đậm dáng vóc của người mẹ, người chị, một người thân trong gia đình. Mặc dù gặp nhiều vất vả nhưng nhờ sự tận tâm, tận lực mà những Điều dưỡng đã vượt qua tất cả giúp đỡ người bệnh có một sự kết thúc trong trạng thái nhẹ nhàng, thanh thản tấm lòng.

Nhờ những công sức, đóng góp của người Điều dưỡng trở nên cao đẹp, gần gũi gắn liền với sự tận tụy chăm sóc người bệnh, chăm lo người bệnh như chính người thân của mình.

 Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *