Theo dự thảo sửa đổi quy chế thi THPT Quốc gia năm 2018, trong năm nay bộ GD&ĐT sẽ giảm điểm ưu tiên khu vực, điều này đồng nghĩa với việc sẽ tạo công bằng cho các thí sinh.
- Nên lựa chọn đăng ký mấy bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT 2018
- Tất tần tật những lưu ý quan trọng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018
- Đã có chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành của trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
Tạo sự công bằng cho các thí sinh bằng cách giảm điểm ưu tiên
Theo thông tin mà ban tư vấn xét tuyển Cao đẳng Y Dược chính quy năm 2018 của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ghi nhận được, trong năm nay Bộ GD&ĐT sẽ giảm một nửa điểm ưu tiên khu vực. Cụ thể khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm. Theo quy định cũ, mức điểm chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 điểm. Như vậy, mức điểm chênh lệch này đã giảm 0,25 điểm so với các năm trước đây, nhằm đảm bảo sự công bằng hơn giữa các thí sinh ở các vùng miền khác nhau.
Thí sinh thành phố không lo rớt vì điểm ưu tiên
Theo thống kê trong năm 2017 có thí sinh 30 điểm tuyệt đối nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1 do không được cộng điểm ưu tiên. Thống kê cho thấy số thí sinh không có điểm ưu tiên KV trúng tuyển vào các trường công an dưới 5% tổng số thí sinh trúng tuyển. Tại Đại học Y Hà Nội, gần 90% thí sinh trúng tuyển là nhờ điểm ưu tiên. Riêng ngành Bác sĩ Đa khoa có đến hơn 95% thí sinh trúng tuyển vào trường năm 2017 có điểm cộng ưu tiên. Có thể thấy rằng thí sinh ở thành phố có rất ít cơ hội vào các trường “hot” do “thua” các học sinh khác vì không có điểm ưu tiên khu vực.
Các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết phân tích từ dữ liệu tuyển sinh năm 2017 cho thấy mức điểm ưu tiên hiện hành ở KV1, KV2-NT và KV2 đối với các thí sinh trúng tuyển từ mức 20 điểm trở lên đã làm cho khu vực được ưu tiên có điểm cao hơn vùng học thực lực, gây ra mất công bằng. Với các thí sinh trúng tuyển từ mức 27 điểm trở lên, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ở KV1 tăng đột biến, trong khi tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ở KV3 giảm đáng kể. Khi chưa tính điểm ưu tiên KV, thí sinh KV3 (thí sinh thành phố không được cộng điểm ưu tiên) chiếm ưu thế về điểm số so với thí sinh KV1.
Như vậy, việc giảm điểm ưu tiên của Bộ GD&ĐT đưa ra sẽ tạo ra sự công bằng cho các thí sinh, tuy nhiên thay đổi chính sách ưu tiên để vừa tạo điều kiện cho học sinh vùng sâu, vùng xa nhưng vẫn thu hút được sinh viên giỏi vào những trường tốp đầu. Rõ ràng, việc cộng quá nhiều điểm ưu tiên thì sẽ tạo ra sự mất công bằng đối với các thí sinh không được cộng điểm.
Tuyển sinh nhiều đợt trong năm
Sau khi thí sinh hoàn thành xong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh. Đề án tuyển sinh của các đợt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển ít nhất 15 ngày. Trước các ngày cuối cùng của tháng chẵn, các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển, danh sách thí sinh nhập học của các đợt tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của mình và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh đó Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường phải công khai tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất trước một năm so với năm tuyển sinh theo khối ngành trong đề án tuyển sinh. Những trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định thì không được thông báo tuyển sinh.
Các trường cũng phải cung cấp thông tin khác về điều kiện bảo đảm chất lượng như cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm, các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo… Nếu thay đổi nội dung đề án, trường phải công bố trước ít nhất 10 ngày tính đến ngày đầu tiên thí sinh điều chỉnh nguyện vọng, đồng thời có trách nhiệm thông báo với thí sinh liên quan về việc thay đổi này.
Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn