Cụ thể, Bộ GD-ĐT đang lên kế hoạch triển khai đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học lên Cổng dịch vụ công quốc gia từ năm 2021.
- Nhiều trường ĐH ở TPHCM mở cửa trở lại
- Trường ĐH khuyến nghị sinh viên không nên về quê giữa lúc dịch bệnh
- Kỳ thi TN năm 2021 vẫn là cơ sở để đánh giá 12 năm học
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại hội nghị
Từ năm 2021 đăng ký thi TN sẽ trên cổng dịch vụ công quốc gia
Cụ thể theo ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng Khảo thí Chất lượng Cao đẳng Dược thông tin, sáng 8/12, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ GD-ĐT nhằm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ giao. Báo cáo tại cuộc làm việc với Tổ công tác, Bộ GD-ĐT cho biết, về công tác cải cách thủ tục hành chính, ngay từ đầu năm, Bộ đã ban hành kế hoạch kiểm soát.
Hiện, Bộ GD-ĐT đã đơn giản hóa đối với thủ tục xét, cấp học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên, tiết kiệm được hơn 745 triệu đồng (tương đương 15,7%) chi phí tuân thủ thủ tục hành chính so với trước khi đơn giản hóa. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD-ĐT còn đơn giản hóa và cắt giảm 3 thủ tục hành chính tại 2 nghị định và 4 thông tư. Như vậy, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT cắt giảm tổng số chi phí tuân thủ thủ tục hành chính được gần 26 tỷ đồng (tương đương khoảng 28,89%).
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Công nghệ thông tin còn cho biết Bộ này cũng đang lên kế hoạch triển khai đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học lên Cổng dịch vụ công quốc gia từ năm 2021.
Ảnh minh họa: Học sinh đăng ký thi TN năm 2020
Cũng theo cô Phạm Phương Lâm – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng thông tin thêm, ngoài việc triển khai đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học Cao đẳng trên cổng dịch vụ công quốc gia bắt đầu từ năm 2021 thì viêc thực hiện chủ trương chính phủ điển tử. Trong đó Bộ GD&ĐT cũng sẽ gắn mã định danh hầu hết đối tượng thuộc diện quản lý với gần 53.000 trường, 24 triệu hồ sơ học sinh, 1,4 triệu hồ sơ giáo viên. Trong đó, 24 triệu hồ sơ của học sinh trên cả nước đã có thể đưa lên mạng quản lý.
Về vấn đề tự chủ đại học và SGK. Theo số liệu năm 2019, nguồn thu của các trường Đại học khoảng 10.600 tỷ đồng/năm, trong khi nguồn chi ngân sách chỉ 2.700-2.800 tỷ đồng nên các trường hoàn toàn đảm bảo được tự chủ. Do đó, Chính phủ nên sớm ban hành nghị định về tự chủ đại học và các trường phải thực hiện, nhiều chuyên gia giáo dục nêu lên ý kiến.
Ngay tại cuộc họp vào sáng hôm qua 08.12, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã cử 4 trường đại học gồm: Trường Đại học Luật TP.HCM; Đại học Vinh; Trường Đại học Ngoại Thương và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện thí điểm gửi nhận văn bản điện tử, thanh toán học phí trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.