Những vật dụng cần có trong quầy thuốc Tây hiện đại

Tìm hiểu những vật dụng cần có trong Nhà thuốc rất quan trọng đối với các Dược sĩ để có thể chuẩn bị và sắp xếp nhà thuốc đạt đúng tiêu chuẩn GPP.

Một số loại tủ cần có trong mỗi Nhà thuốc Tây

Một số loại tủ cần có trong mỗi Nhà thuốc Tây

Theo chia sẻ của các Dược sĩ đã học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tủ thuốc luôn là một trong những vật dụng không thể thiếu của mỗi nhà thuốc. Bởi ngoài việc trưng bày sản phẩm, thì tủ thuốc đúng tiêu chuẩn còn giúp các Dược sĩ tìm kiếm và bán thuốc được thuận tiện, đồng thời giúp cho việc xét duyệt GPP được nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Giảng viên đào tạo ngành Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, nhìn chung, đối với các loại dược phẩm, có 2 loại tủ thuốc lớn gồm:

  • Tủ thuốc kê đơn
  • Tủ thuốc không kê đơn

Trong mỗi tủ thuốc lớn sẽ được bày trí thành từng nhóm thuốc riêng biệt. Phù hợp với đặc tính của thuốc cũng như theo quy định trong tiêu chuẩn GPP. Kèm theo đó là tủ đựng các loại thuốc cắt liều, tủ đựng thiết bị y tế, tủ đựng các loại thực phẩm chức năng, hoặc tủ đựng giấy tờ, tủ riêng của khu biệt trữ…

Ngoài ra, các nhà thuốc Tây còn cần phải trang chỉ những tủ thuốc riêng cho những loại thuốc cần bảo quản với điều kiện đặc biệt. Ví dụ như các loại thuốc cần bảo quản lạnh như vắc-xin, thuốc bảo quản lạnh. Đồng thời, cũng cần phải có tủ hoặc ngăn tủ riêng để bảo quản các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, theo quy định của các quy chế liên quan. Thông thường, mỗi cửa hàng thuốc tây sẽ có từ 4 đến 6 tủ thuốc lớn để trưng bày. Tùy vào quy mô và nhu cầu sử dụng, số lượng tủ thuốc sẽ có sự khác biệt.

Những vật dụng cần có trong quầy thuốc Tây hiện đại

Những vật dụng cần có trong quầy thuốc Tây hiện đại

Để có được một nhà thuốc đạt đúng chuẩn GPP. Ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng về tủ thuốc,  mặt bằng, hàng hóa và nguồn vốn thì khi bắt tay vào khâu sắp xếp và hoàn thiện cửa hiệu, các Dược sĩ cần phải chuẩn bị các vật dụng sau đây:

  • Nhiệt ẩm kế: để theo dõi và kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm.
  • Máy tính có kết nối internet, cài phần mềm quản lý GPP: để quản lý thuốc tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng, và các vấn đề liên quan.
  • Máy in + giấy in (A4 )
  • Cân sức khỏe + đồng hồ treo tường
  • Khay thuốc + kéo cắt thuốc
  • Bao bì kín khí (túi zipper) có dán nhãn.
  • Cây bấm + ghim + bọc đựng thuốc 1 liều/ 3 liều + dây thun khoanh nhỏ
  • Bọc quai xách lớn, nhỏ màu trắng, đen
  • Cuộn giấy bấm giá ( giấy dán giá) + súng bấm giá. Có thể tìm mua ở nhà sách.
  • Hóa đơn bán lẻ viết tay. Có thể tự in mẫu hoặc tìm mua ở nhà sách.
  • Con dấu nhà thuốc
  • Bảng tên Dược sĩ và nhân viên
  • Bình chữa cháy theo quy định về PCCC
  • Lắp đặt camera an ninh để giám sát cửa hàng
  • Làm hộp đèn – biển hiệu.
  • Tài liệu chuyên môn: MIMS, VIDAL, DƯỢC THƯ,…
  • Hàng ghế chờ cho khách hàng

Thông tin Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Ngoài việc trang bị đầy đủ các tủ thuốc đúng quy định của tiêu chuẩn GPP thì các Dược sĩ cũng cần phải trang bị khá nhiều vật dụng y tế và chuyên dùng khác. Nếu có mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn và mở quầy thuốc kinh doanh hiệu quả bạn có thể tham gia  Hội Nhà thuốc – Quầy thuốc chữa bệnh Việt Nam, đồng thời tham gia các khóa học chuyên sâu Cao đẳng Dược như sau:

  • Hệ Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp THPT
  • Hệ Cao đẳng Dược 2 năm: Thí sinh tốt nghiệp trình độ Trung cấp nhóm ngành Sức khỏe (không đúng chuyên ngành Dược) và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã học và đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
  • Hệ Liên thông Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp Trung cấp Dược
  • Hệ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp một văn bằng bất kỳ từ hệ Cao đẳng trở lên

Bạn có thể sử dụng hình thức Đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký học sau đó hoàn thiện hồ sơ học về địa chỉ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *