Tuyển sinh khoảng 20 triệu thí sinh học nghề giai đoạn 2021 -2025

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đặt mục tiêu tuyển khoảng 19,8 triệu người học nghề ở các bậc trình độ, trong đó có 3,2 triệu người học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng trong giai đoạn 2021-2025.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng phát biểu tại cuộc họp chiến lược nghề nghiệp giai đoạn 2021 -2030

Tuyển sinh khoảng 20 triệu thí sinh học nghề giai đoạn 2021 -2025

Cụ thể theo ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng Khảo thí Chất lượng Cao đẳng Dược cho biết, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã xây dựng dự thảo chiến lược phát triển của giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu trọng tâm là nâng quy mô tuyển sinh và nâng chất lượng đào tạo.

Theo đó, trong giai đoạn 2021 – 2025, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đặt mục tiêu sẽ tuyển sinh khoảng 19,8 triệu thí sinh học nghề.  Cụ thể, trình độ sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 16,620 triệu người, trình độ trung cấp là 1,85 triệu người, trình độ cao đẳng là 1,35 triệu người.

Sau khi hoàn thành các khóa đào tạo nghề, các đơn vị chức năng và địa phương bảo đảm giải quyết việc làm cho ít nhất 85% số người tham gia học nghề, qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta đạt khoảng 70% vào năm 2025.

Nhằm đạt mục tiêu nêu trên, các bên liên quan tiếp tục củng cố, sắp xếp hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và nhu cầu học nghề của từng nhóm đối tượng. Công tác đào tạo nghề lấy người học làm trung tâm, gắn liền với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường.

Ngoài ra, đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, đủ khả năng tiếp thu những kiến thức nghề nghiệp mới để truyền thụ cho học trò.

Sinh viên học nghề. Ảnh minh họa.

Cũng theo cô Phạm Phương Lâm – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, trong giai đoạn tới, đối tượng giáo dục nghề nghiệp là lực lượng lao động trong tương lại. Cô Lâm cho hay, nếu tính trên mức sinh ổn định từ 2006 đến nay thì trung bình một năm có khoảng 1,3 đến 1,5 triệu lao động tốt nghiệp Trung học cơ sở, bước vào độ tuổi lao động, trở thành lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế.Do vậy, nếu Giáo dục nghề nghiệp chỉ hướng vào con số này, hướng vào đối tượng học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông thì đây là một cách tư duy “đóng”.

Vì vậy, đối tượng mà Giáo dục nghề nghiệp cần hướng tới là lực lượng lao động (hiện nay, dân số trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm 71%). Đặc biệt, cơ cấu “dân số vàng” của Việt Nam đã qua mức đỉnh điểm vào năm 2019, dự báo đến khoảng năm 2040-2042 sẽ kết thúc.

15 năm đã đi qua, 15 năm còn lại của thời kỳ “dân số vàng” không còn nhiều, dư lợi dân số về mặt số lượng hiện nay cũng đã không còn nữa. Đóng góp của dân số cho tăng trưởng và phát triến sau đây chỉ còn hy vọng vào chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Do đó, theo cô Lâm trong Chiến lược Phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 cần ghi rõ “đối tượng của Giáo dục nghề nghiệp là lực lượng lao động trong tương lai”.

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *