10 tác phẩm văn học thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia

Các tác phẩm văn học sau đây là những tác phẩm thường xuyên xuất hiện trong đề thi Đại học, thi THPT quốc gia trong những năm trước đây thí sinh cần lưu ý trong quá trình ôn tập.

10 tác phẩm văn học thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia

10 tác phẩm văn học thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia

Ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp danh sách các tác phẩm văn học có xác suất ra đề cao, thường xuất hiện trong các đề thi đại học, thi THPT quốc gia trong nhiều năm trở lại đây. Trong quá trình ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia 2020, các thí sinh cần hết sức lưu ý.

Tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Tác phẩm “Đất nước” của Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là tác phẩm thường xuyên xuất hiện trong đề thi môn Văn như: kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, thi tốt nghiệp năm 2008, thi tuyển sinh đại học khối C năm 2005… Hình thức ra đề thường là trích dẫn một đoạn thơ và yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận, điển hình thí sinh cần chú ý đoạn thơ “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/Đất nước là nơi ta hò hẹn…”.

Vợ nhặt (Kim Lân)

Theo tổng hợp của ban tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đây cũng là một trong những tác phẩm văn học thường xuyên được đưa vào đề thi môn Ngữ văn các năm như: đề thi THPT quốc gia năm 2016, đề thi đại học khối D năm 2012, đề thi đại học khối C năm 2009, thi tốt nghiệp THPT năm 2011…

Những câu hỏi xoay quanh tác phẩm này thường là phân tích tình huống truyện từ đó nói lên khát vọng của con người; cảm nhận về kết thúc của tác phẩm; cảm nhận vẻ đẹp lẩn khuất của người vợ nhặt cùng với một tác phẩm khác.

Tây tiến (Quang Dũng)

Tác phẩm “Tây tiến” của Nhà thơ Quang Dũng là tác phẩm thường xuyên xuất hiện trong các đề thi môn Ngữ văn. Năm gần nhất tác phẩm Tây tiến được đưa vào đề thi là năm 2013 trong đề thi đại học khối C, ngoài ra Tây tiến còn xuất hiện trong đề thi đại học khối C năm 2008, thi tốt nghiệp THPT năm 2006, thi tốt nghiệp THPT năm 2005…

Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Đây là tác phẩm đã từng được ra đề trong nhiều đề thi các năm như: đề thi Đại học khối C năm 2010, năm 2012, thi tốt nghiệp THPT năm 2009, gần đây nhất là đề thi THPT quốc gia năm 2019. Hình thức ra đề thi với tác phẩm này như: cảm nhận về đoạn văn, cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua ngòi bút của tác giả…

Tác phẩm văn học thường xuất hiện trong đề thi

Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

Tác phẩm Rừng xà nu xuất hiện nhiều trong đề thi ở các năm 2012 trở về trước, những năm gần đây thì ít hơn. Các dạng đề thi quen thuộc là phân tích hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú.

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Từ năm 2002 tới nay, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã từng được đưa vào đề thi 4 lần. Các dạng đề bài chủ yếu là xoay quanh sức sống tâm hồn, diễn biến tâm trạng, hành động trong đêm tình của nhân vật Mị.

Việt Bắc (Tố Hữu)

Tác phẩm “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu là một trong những tác phẩm thường xuyên xuất hiện trong đề thi môn Ngữ văn các năm qua. Các dạng đề bài phổ biến như: phân tích cái đẹp trong đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ,những mây cùng mưa/Mình về, có nhớ chiến khu…”. Đây cũng là một trong những tác phẩm quan trọng mà thí sinh ôn thi THPT quốc gia năm 2020 cần chú ý.

Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

Theo tổng hợp của ban tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân đã từng được ra đề trong các năm: thi tốt nghiệp THPT năm 2012, thi đại học khối C năm 2003… Đề bài quen thuộc là yêu cầu phân tích hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò để làm nổi bật bút pháp miêu tả nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” rất hay được đưa vào đề thi những năm gần đây. Hai lần gần nhất là kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và năm 2015. Đề thi năm 2018 yêu cầu phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình ở gia đình làng chài, từ đó liên hệ để lột tả cách nhìn hiện thực của hai tác giả. Ngoài ra, đề thi còn yêu cầu phân tích người đàn bà làng chài ở trong đoạn trích, chi tiết tấm ảnh cuối truyện.

Chí Phèo (Nam Cao)

Đây là tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tác phẩm này cũng rất hay được đưa vào đề thi và đã từng xuất hiện ở đề thi đại học khối D năm 2012, đề thi đại học khối D năm 2010, thi đại học khối D năm 2004…

Trên đây là một số tác phẩm văn học thường xuất hiện trong đề thi các năm, khi ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 các thí sinh cần chú ý.

Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *