Các Nhà thuốc mở ra đều muốn hướng tới đạt chuẩn GPP, để việc thẩm định GPP thành công thì việc chuẩn bị rất quan trọng, sau đây là một số câu hỏi đoàn thẩm định thường đưa ra.
- Dược sĩ học Cao đẳng chính quy có được phép mở nhà thuốc không?
- Tổng hợp link Download sách hay về Y Dược mới nhất
- Liên thông Cao đẳng Y Dược mang lại những lợi ích gì cho người học?
13 câu hỏi thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP Dược sĩ cần biết
Dược sĩ Đặng Dương, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để việc thẩm định Nhà thuốc đạt chuẩn GPP thành công thì đầu tiên công tác chuẩn bị cho việc thẩm định là rất quan trọng. Việc tham khảo các tài liệu GPP là cần thiết, bên cạnh đó Dược sĩ cần chuẩn bị sẵn để trả lời được các câu hỏi của đoàn thẩm định. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp, các Dược sĩ Nhà thuốc cần chuẩn bị trước khi có đoàn kiểm tra tới để việc thẩm định được thành công.
Các câu hỏi thẩm định Nhà thuốc GPP thường gặp.
Các câu hỏi thẩm định Nhà thuốc GPP thường gặp như sau:
1/ Lấy Hồ sơ Nhà thuốc: Dược sĩ Nhà thuốc cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ như: Giấy Đăng ký kinh doanh gốc, Chứng chỉ hành nghề gốc + Hồ sơ nhân sự
2/ Mô tả công việc của nhân viên đâu? -> Chuẩn bị sẵn mô tả công việc của nhân viên.
3/ Có hồ sơ đào tạo không? -> Với câu hỏi này, Dược sĩ hãy lấy phần đào tạo ra cho đoàn kiểm tra xem, có luôn phần kế hoạch đào tạo, đánh giá đào tạo.
4/ Lấy Quy trình thao tác chuẩn.
– Có bao nhiêu Quy trình?
– Các phụ lục kèm theo SOP là phụ lục gì? -> Trả lời: Thường Có 11 SOP (trong đó có 7 SOP bắt buộc) và phải nắm các phụ lục là các Sổ ví dụ như khi được yêu cầu xem “Sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ…” phải biết phụ lục nằm trong SOP nào và lấy Sổ cho Đoàn xem. Đặc biệt lưu ý ” SOP thuốc kiểm soát đặc biệt” và Sổ theo dõi thông tin BN, mẫu báo cáo định kỳ của SOP kiểm soát ĐB.
5/ Có được thay đổi thuốc trong đơn hay không? Ai là người có thẩm quyền? --> Trả lời: Được, Dược sĩ Đại học có thẩm quyền.
6/ Việc thực hành tốt Nhà thuốc hiện tại (Thông tư 02/2018/TT-BYT) khác trước đây điểm nào? Trả lời như sau: Có thêm phần thuốc kiểm soát đặc biệt, Nhiệt ẩm kế tự ghi, phần mềm kết nối mạng.
7/ Đơn thuốc như thế nào là hợp lệ, không hợp lệ? -> Trả lời như sau: Theo thông tư 52/2017/TT-BYT, Đầy đủ tên họ, địa chỉ BN, bệnh lý kèm, ghi tên Genegic ( Tên thương mại) vd paracetamol (panadol) 500mg….và bên cạnh đó còn nhiều thứ nữa.
8/ Quy chế kê đơn hiện tại thực hiện theo các thông tư nào?
9/ Khi có đơn thuốc không hợp lệ thì nhân viên Nhà thuốc phải làm gì? -> Trả lời: Dược sĩ điều hành liên hệ với người kê đơn, được quyền từ chối bán.
10/ Làm sao phân biệt được thuốc kê đơn, không kê đơn? --> Trả lời: Thông tư 07/2017 có kèm danh mục thuốc không kê đơn, các thuốc ngoài danh mục này đều phải kê đơn.
Các câu hỏi thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP
11/ Nhiệm vụ Quản lý chuyên môn của Dược sĩ là gì?
Dược sĩ Nhà thuốc có nhiệm vụ:
- Có mặt tại Nhà thuốc hoặc ủy quyền.
- Giám sát hoặc trực tiếp tham gia bán thuốc kê đơn.
- Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong trường hợp cần thiết.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn.
- Đào tạo hướng dẫn nhân viên quy chế, kiến thức chuyên môn.
- Tham gia kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập về và trong quá trình bảo quản tại nhà thuốc.
- Hướng dẫn nhân viên theo dõi các tác dụng không mong muốn và báo cáo với cơ quan y tế.
12/ Nhiệt độ độ ẩm tiêu chuẩn? --> Trả lời: Nhiệt độ dưới 30 độ C, độ ẩm dưới 75%.
13/ Trong quá trình hoạt động.
Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong quá trình hoạt động, Nhà thuốc GPP cần đảm bảo:
- Có hồ sơ, tài liệu hoặc máy tính để theo dõi dữ liệu liên quan đến bệnh nhân: tên người kê đơn và cơ sở hành nghề; đơn thuốc của bệnh nhân có đơn thuốc hoặc bệnh nhân cần lưu ý, đơn thuốc gây nghiện, thuốc tiền chất, thuốc hướng thần
- Có hồ sơ các nhà cung ứng thuốc có uy tín gồm: Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Có danh mục các mặt hàng cung ứng. Có danh mục nhà cung cấp uy tín, đảm bảo được lựa chọn.
- Lưu hóa đơn mua hàng hợp lệ.
- Kiểm tra đối chiếu số lượng thuốc phải kiểm soát đặc biệt trên sổ sách và thực tế khớp.
- Nhân viên nhà thuốc nắm được quy chế kê đơn và biết cách tra cứu danh mục thuốc không kê đơn.
- Khi bán thuốc, người bán thuốc cần hỏi người mua các thông tin về triệu chứng bệnh, về tình trạng người sử dụng thuốc để tránh rủi ro khi dùng thuốc
- Có kiểm tra đơn thuốc trước khi bán. Nếu đơn thuốc không hợp lệ, người bán thuốc có: Hỏi lại người kê đơn, Thông báo cho người mua,Từ chối bán
- Khi bán thuốc, người bán thuốc cần tư vấn cho người mua: Lựa chọn thuốc phù hợp nhu cầu điều trị và khả năng tài chính, Cách dùng thuốc, Các thông tin về thuốc, tác dụng phụ, tương tác thuốc, các cảnh báo. Hướng dẫn sử dụng thuốc vừa bằng lời nói, vừa ghi nhãn theo quy định.Khi giao thuốc cho người mua, người bán thuốc có kiểm tra đối chiếu các thông tin sau: Nhãn thuốc, Chất lượng thuốc bằng cảm quan, Chủng loại thuốc.
Đào tạo theo mô hình gắn liền nhà thuốc thực tế
Trên đây là tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến thẩm định GPP, các Nhà thuốc cần chuẩn bị sẵn để việc thẩm định đạt hiệu quả. Chúc bạn thành công.
Nguồn: Nhiệt kế ẩm tự ghi.
Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn tổng hợp.