Trượt tuyển sinh đợt 1 chưa hẳn cơ hội học Đại học đã khép lại, thí sinh cần phải suy tính lại ngàng học có phù hợp với mình không, chất lượng trường đào tạo từ trước đến nay của trường mình sắp xét, học phí thế nào… chớ nóng vội mà để tuột mất cơ hội cuối cùng này.
- Thêm nhiều trường đại học tuyển sinh hàng trăm chỉ tiêu
- Danh sách trường ĐH ở Hà Nội tuyển sinh bổ sung chỉ 15 điểm
- Tuyển sinh 2020 xử lý nghiêm các trường vượt chỉ tiêu
Ảnh minh họa:
Xét tuyển bổ sung thí sinh cần bĩnh tĩnh nắm bắt cơ hội cuối
Cụ thể theo ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng Khảo thí Chất lượng Cao đẳng Dược cho hay, cơ hội cuối cùng vẫn còn khá nhiều cho những thí sinh trượt xét tuyển đợt 1. Thí sinh không nên tư duy theo kiểu chỉ chăm chăm tìm mọi cách để được học Đại học mà cần nghiên cứu và suy tính có kỹ lưỡng cho việc học sắp tới.
Điều mà các em học sinh và gia đình cần quan tâm trong thời gian này đó là, cần bình tĩnh, tìm hiểu đầy đủ thông tin, tính toán phương án phù hợp dựa trên các tiêu chí: Ngành học yêu thích, trường học có uy tín, học phí và các hoạt động hỗ trợ của nhà trường cho sinh viên sau tốt nghiệp.
Khi lựa chọn trường Đại học để đăng ký xét tuyển bổ sung này, thí sinh cũng cần tìm hiểu kỹ, trường đó có các ngành mình yêu thích hoặc gần giống với ngành mình mong muốn hay không? Có câu lạc bộ sinh viên? Được học song bằng, bằng kép hoặc có thể học liên kết quốc tế hay không? Chuẩn đầu ra các ngành học là gì? Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm?…
Bên cạnh đó, hiện một số trường Đại học lớn, hoặc trường đa ngành mở thêm các chuyên ngành mới. Thí sinh cũng cần thận trọng khi đăng ký, vì nếu bị hấp dẫn bởi tên gọi mà không tìm hiểu sâu ngành đó học cái gì, ra trường làm việc ở đâu, cơ hội việc làm, thu nhập như thế nào thì nguy cơ ra quyết định sai rất cao.
Thí sinh tham gia nhập học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Còn theo cô Phạm Phương Lâm – Cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội chia sẻ: “Các thí sinh trượt Đại học lần 1 hãy coi đây là cơ hội để lựa chọn ngành nghề thật chính xác, cũng như suy nghĩ thật kỹ con đường phát triển của mình. Nhiều khi, Đại học không phải là con đường duy nhất để đi đến thành công. Cuộc sống có nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác mà các bạn có thể lựa chọn và phát triển có thể là trung cấp hay cao đẳng học nghề… . Hãy lập cho mình một lộ trình thành công thay vì mục tiêu duy nhất là phải đỗ Đại học”
Cũng theo cô Lâm có một xu hướng được thí sinh hàng năm lựa chọn là đổ xô vào ngành thời thượng, không quan tâm đến ngành cơ bản hiện thiếu nhiều nhân lực. Vì vậy, các thí sinh xét tuyển bổ sung hãy suy nghĩ thấu đáo trước khi đăng ký học. Thậm chí, 1 – 2 năm muộn không quá quan trọng; quan trọng là sự nỗ lực của bản thân để đạt được nguyện vọng.
Cũng đồng quan điểm và nhắn nhủ thí sinh tham gia xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm nay hãy suy nghĩ kỹ về lựa chọn ngành học của mình, không nên đăng ký “bừa” vào trường nào đó. Sau khi xác định ngành muốn học thì tìm kiếm các trường đang đào tạo về ngành đó có tuyển sinh bổ sung để đăng ký với mức điểm phù hợp. ThS Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên, phụ trách tuyển sinh, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) chia sẻ thêm.
Tham khảo thêm trên gruop Làng Sinh Viên để được tư vấn chuẩn bị cho kế hoạch học tập những năm Đại học nhé!!
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.