Cellcept® thuốc phân nhóm thuốc ức chế miễn dịch, có tác dụng dự phòng thải ghép cấp ở những bệnh nhân ghép tim, gan hoặc thận khi phối hợp với các thuốc khác.
- Dùng thuốc Nexium 40mg cần biết điều gì?
- Dhamotil®: Hàm lượng, liều dùng, tác dụng phụ khi sử dụng
- Natri sulfacetamide: Hàm lượng, công dụng và liều dùng chuẩn
Hướng dẫn liều dùng và sử dụng đúng cách thuốc Cellcept®
Dạng và hàm lượng của thuốc Cellcept®
Thuốc Cellcept® trên thị trường có dạng viên nén bao phim hàm lượng 500 mg.
Thuốc Cellcept® có tác dụng như thế nào?
Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thuốc Cellcept® thường được kết hợp với corticosteroid và cyclosporine để dự phòng thải ghép cấp ở những bệnh nhân ghép tim, gan hoặc thận.
Hướng dẫn liều dùng thuốc Cellcept® cho người lớn
– Liều dùng thuốc Cellcept® cho người ghép thận:
- Uống 1 g thuốc, 2 lần mỗi ngày.
– Liều dùng thuốc Cellcept® cho người ghép tim:
- Uống 1,5 g thuốc, 2 lần mỗi ngày trong vòng 5 ngày sau khi ghép tim.
– Liều dùng thuốc Cellcept® cho người ghép gan
- Uống 1,5 g thuốc, 2 lần mỗi ngày.
Hướng dẫn liều dùng thuốc Cellcept® cho trẻ em
– Đối với trẻ từ 2 đến 18 tuổi: liều dùng thuốc Cellcept® được khuyến cáo cho trẻ là 600 mg/m2, 2 lần mỗi ngày (tối đa 2 g mỗi ngày),
– Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Hiện vẫn chưa được xác định và nghiên cứu về độ an toàn, vì vậy bạn không nên tự ý cho trẻ dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Thuốc Cellcept® chỉ được dùng cho những trẻ có diện tích da lớn hơn 1,5 m2.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Cellcept® là gì?
Theo ghi nhận, thuốc Cellcept® có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Tràn dịch màng phổi, khó thở, ho;
- Giãn mạch, tăng hoặc hạ huyết áp;
- Buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy;
- Mất ngủ, lo âu, trầm cảm, suy nghĩ không bình thường;
- Kích động, lú lẫn;
- Ung thư da, u da lành tính;
- Xuất huyết tiêu hóa, viêm phúc mạc, loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng, viêm thực quản, viêm dạ dày, viêm miệng, tắc ruột, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi;
- Nhiễm axit chuyển hóa, tăng đường huyết, tăng/hạ kali máu, tăng cholesterol máu, hạ magie máu, hạ canxi, tăng phốt phát, tăng lipid huyết, tăng axit uric máu, gút, chán ăn;
- Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng tiểu, nhiễm Candida hệ tiêu hóa, nhiễm Herpes Zoster, nhiễm Herpes simplex;
- Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, nhiễm Candida trên da, nhiễm nấm da, nhiễm Candida âm đạo, viêm mũi.
Lưu ý: Toàn bộ tác dụng phụ trên không phải danh mục đầy đủ tất cả về tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng khác. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc Cellcept®
Lưu ý gì trước khi dùng thuốc Cellcept®?
Bạn nên thông báo cho bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng thuốc Cellcept® để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc gồm:
- Bạn dị ứng với thuốc Cellcept® hay bất kỳ loại thuốc nào khác;
- Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hay bất kì con vật nào;
- Bạn đang có bầu hoặc đang trong thời điểm cho con bú;
- Bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là: Nhiễm virus, nấm hoặc vi khuẩn; Loét dạ dày hoặc rối loạn hệ tiêu hóa; Hội chứng Lesch – Nyhan hoặc hội chứng Kelley – Seegmiller.
- Bạn có ý định cho trẻ em và người lớn tuổi dùng thuốc Cellcept®;
Tương tác thuốc
Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chi biết, một số thuốc có thể tương tác với Cellcept® khi dùng chung bao gồm:
- Thuốc ức chế bơm proton;
- Telmisartan;
- Rifampicin;
- Vắc-xin sống;
- Probenecid;
- Thuốc tránh thai đường uống;
- Norfloxacin và metronidazole;
- Trimethoprim/sulfamethoxazole;
- Thuốc trị virus như ganciclovir, acyclovir;
- Thuốc trị rối loạn lipid huyết như sevelamer, cholestyramine;
- Các thuốc ảnh hưởng tuần hoàn gan ruột;
- Thuốc ức chế miễn dịch như tacrolimus, cyclosporin A;
- Ciprofloxacin and amoxicillin kèm axit clavulanic;
Lưu ý: Bạn chỉ nên tham khảo thông tin trên và không tự ý sử dụng. Hãy đến bệnh viên để được bác sĩ khám và tư vấn sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh.
Nguồn: truongcaodangyduocpasteur.edu.vn tổng hợp