Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 cho các thí sinh ôn tập, cũng theo đó Bộ sẽ tăng số câu hỏi phân hóa trong đề thi THPT Quốc gia năm 2018.
- Đánh giá đề thi minh họa 2018 của Bộ GD&ĐT môn Toán nhiều câu khó
- Thí sinh có nhiều lựa chọn trong mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2018
- Điểm chuẩn của tất cả các trường Đại học tuyển sinh khối A năm 2017
Tăng số câu hỏi phân hóa trong đề thi THPT Quốc gia năm 2018
Tăng số câu hỏi phân hóa trong đề thi THPT Quốc gia năm 2018
TS Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết đề thi năm nay nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 nhưng chủ yếu ở lớp 12. Bao gồm hai phần: một phần thuộc khối kiến thức cơ bản, chiếm khoảng hơn 50%. Vì vậy thí sinh phải ôn tập kỹ kiến thức cơ bản, nếu bỏ qua sẽ mất nhiều điểm. Còn lại phần nâng cao để phân hóa. Đề thi năm nay sẽ tăng số câu hỏi phân hóa để đảm bảo phân hóa tính phân hóa khi xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng.
Theo những đánh giá đề thi minh họa 2018 của Bộ GD&ĐT có thể thấy rằng mức độ đề thi năm nay sẽ khó hơn, lượng kiến thức bao trùm nhiều hơn buộc thí sinh phải học tập, ôn tập thật tốt và kỹ lưỡng cả chương trình lớp 11 và 12 mới có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi tới. Tùy vào mỗi môn sẽ có những câu hỏi phù hợp để phân hóa thí sinh, không những chỉ có bài tập vận dụng mà còn có nhiều câu hỏi lý thuyết và ứng dụng thực tế, nếu như các thí sinh không nắm vững được kiến thức sẽ khó có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Trong đề thi có cả chương trình lớp 11 và 12, song kiến thức chính vẫn nằm ở lớp 12 với nhiều dạng câu hỏi và kiến thức khác nhau.
Bỏ điểm sàn Đại học trong năm 2018
Bỏ điểm sàn Đại học trong năm 2018
Ở năm 2017 vẫn còn quy định mức điểm sàn xét tuyển Đại học là 15,5 điểm, nhưng dự kiến năm 2018 sẽ không có mức điểm sàn chung, nhưng các trường Đại học sẽ có quy định riêng. Với mức điểm sàn này, cả nước chỉ có 62% thí sinh đủ điều kiện quy định về điểm sàn để dùng kết quả thi THPT quốc gia xét tuyển vào các trường Đại học. Thí sinh cần lưu ý tuy học sinh phải thi theo bài thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, nhưng khi xét tuyển hiện nay hầu hết các ngành tuyển sinh ở các trường xét tuyển theo tổ hợp 3 môn thi.
Việc bỏ điểm sàn đồng nghĩa tạo điều kiện tuyển sinh cho các trường thuộc top dưới, gia tăng cơ hội đỗ đại học cho các thí sinh. Cũng vì bỏ điểm sàn, nhiều trường Đại học vừa công bố đề án tuyển sinh theo hướng mở rộng điều kiện xét tuyển. Ngoài việc dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, nhiều trường cũng tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực cơ bản, để chọn được những sinh viên ưu tú, theo mục tiêu trường đề ra.
Các trường có chất lượng cao, uy tín sẽ được chọn làm trung tâm, trường khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của trường trung tâm để trước mắt tập trung vào nhiệm vụ đào tạo lại đội ngũ giáo viên. Không còn điểm sàn xét tuyển đại học, nhưng để nâng cao chất lượng đầu vào và đảm bảo chất lượng giáo dục, từ năm 2018, Bộ GDĐT sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) riêng đối với các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur