Thuốc giả “hoành hành” vấn nạn đau đầu khó giải quyết

Những ngày đầu năm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phải có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu rà soát kiểm tra truy tìm nguồn gốc thuốc giả đang lưu hành trên thị trường.

Thuốc giả "hoành hành" vấn nạn đau đầu khó giải quyết

Thuốc giả “hoành hành” vấn nạn đau đầu khó giải quyết

Trung tâm kiểm nghiệm Gia Lai đã lấy mẫu thuốc Lincomycin 500mg kiểm tra và phát hiện thuốc mạo danh Công ty cổ phần Dược và vật tư y tế Thanh Hóa có SĐK VD-13906-11, số lô 175, HD 06.12.2019 là giả. Đây là thuốc thuộc nhóm trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng ở tai mũi họng, phế quản phổi, miệng, da, sinh dục, xương khớp… chính vì thế mà Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương thông báo cho các cơ sở kinh doanh không được buôn bán, sử dụng thuốc mang tên viên nang Lincomycon 500mg.

Nỗi lo từ thuốc giả “hoành hành”

Theo Cục Quản lý Dược, trước khi đưa ra thị trường, các loại thuốc đều phải được Bộ Y tế thẩm định hồ sơ đăng ký, bao gồm nguyên liệu, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, độ ổn định và dữ liệu lâm sàng. Thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có được hàng năm, các hệ thống kiểm nghiệm vẫn lấy khoảng 40.000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng. Trong đó, năm 2015 đã lấy 38.627 mẫu, năm 2016 đã lấy 37.219, năm 2017 đã lấy 36.362 mẫu và tỷ lệ thuốc kém chất lượng chiếm khoảng 1,5 – 2% và tỷ lệ thuốc giả là dưới 0,05%…

Cơ sở sản xuất/nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc do cơ sở mình sản xuất/nhập khẩu và báo cáo cơ quan quản lý khi phát hiện các dấu hiệu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Nhà sản xuất phải đáp ứng điều kiện sản xuất (GMP) và phải tuân thủ đúng hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt trong quá trình sản xuất và phải kiểm tra chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn đã được đăng ký trước khi đưa thuốc ra thị trường.

Trong năm 2017, Công an TP Hà Nội đã tiến hành một chuyên án đặc biệt triệt phá một đường dây buôn bán thuốc và thực phẩm chức năng giả điều trị bệnh ung thư với giá 4-5 triệu đồng/hộp. Vụ việc khiến cho nhiều người bàng hoàng và dư luận vô cùng hoang mang khi rình rập bên cạnh mình là các loại thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc.

Cần chuẩn hóa Dược sĩ Nhà thuốc ngăn chặn thuốc giả

Cần chuẩn hóa Dược sĩ Nhà thuốc ngăn chặn thuốc giả

Cần chuẩn hóa Dược sĩ Nhà thuốc ngăn chặn thuốc giả

Đại diện Bộ Y tế cho hay, một nội dung trọng tâm trong năm 2018 là Bộ Y tế sẽ triển khai xây dựng chương trình quản lý thuốc nối mạng cả nước đối với các cơ sở bán lẻ như nhà thuốc, quầy thuốc. Việc nối mạng sẽ giúp cho việc quản lý các cơ sở bán lẻ thuốc hiệu quả hơn, nhờ đó, quản lý được đường đi của thuốc, truy xuất nguồn gốc, kịp thời phát hiện thuốc giả.

Để Nhà thuốc không vô tình tiếp tay tiêu thụ sản phẩm kém chất lượng thì nên chuẩn hóa Dược sĩ Nhà thuốc trình độ Cao đẳng trở lên. Dược sĩ càng có tay nghề chuyên môn cao thì lại càng có nhiều kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Những Dược sĩ Trung cấp nên học Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội ngay từ hôm nay để đáp ứng được nhu cầu chuẩn hóa cán bộ ngành Y Dược, đồng thời tạo cho mình cơ hội việc làm trong những năm tới.

Một trong những địa chỉ có thể lựa chọn học Liên thông Cao đẳng Dược chất lượng đó là Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Với gần 10 năm kinh nghiệm đào tạo ra các cán bộ ngành Dược đáp ứng tiêu chuẩn mà Bộ Y tế ban hành. Nhà trường có các lớp học ngoài giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hoặc cả ngày thứ 7 và chủ nhật cho thí sinh lựa chọn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.85.895.895 – 0948.895.895.

Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *