Bắt bài 5 lỗi sai thường gặp trong đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa, gần 1 triệu thí sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp, để các em có thể tự tin bước vào phòng thi dưới dây ban biên tập Cao đẳng Dược xin chia sẻ 5 lỗi sai mà thí sinh thường gặp trong đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp.

Thí sinh làm bài thi Ngữ Văn năm 2019

Bắt bài 5 lỗi sai thường gặp trong đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp

Môn Ngữ văn là môn thi duy nhất thí sinh phải làm bài bằng hình thức trắc nghiệm, đây cũng là môn quan trọng nhất khi đa số thí sinh sử dụng môn này để xét tuyển vào các trường Đại học Cao đẳng. Do đó việc tránh các lỗi sai để có được kết quả tốt là một ưu thế cho kỳ xét tốt nghiệp cũng như xét tuyển vào các trường Đại học sắp tới. Cụ thể những lỗi mà thí sinh hay mắc phải như thế nào cùng ban biên tập tìm hiểu nhanh nhé các sĩ tử mùa thi năm nay.

  • Thứ nhất, lỗi xác định sai từ khóa trong câu hỏi phần Đọc hiểu, dẫn đến trả lời sai (bị trừ 0,5 – 1,0 điểm).
  • Thứ hai, lỗi không đảm bảo đúng hình thức và cấu trúc của đoạn văn nghị luận xã hội (bị trừ ít nhất 0,5 điểm).
  • Thứ ba, lỗi không đảm bảo đúng hình thức và cấu trúc của bài nghị luận văn học (bị trừ ít nhất 0,5 điểm).
  • Thứ tư, mắc các lỗi chính tả, dập xóa, diễn đạt, trình bày (bị trừ ít nhất 0,5 điểm).
  • Thứ năm, lỗi xác định sai yêu cầu của câu hỏi trong đề dẫn đến viết lạc đề, có thể bị 0 điểm.

Để không mắc phải những lỗi trên chúng ta cần có những chuẩn bị về kiến thức và kỹ năng như thế nào cũng là một vấn đề mà các em học sinh cần lưu tâm. Thông thường theo cô Phạm Phương Lâm – Cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng cho hay cấu trúc đề thi Ngữ Văn các em có thể vạch ra các ý để tập chung như sau.

Giám thị coi thi tốt nghiệp năm 2020

Phần Đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn chiếm 3 điểm, thường gặp các dạng như văn bản nghị luận hoặc thơ, các văn bản này thường nằm ngoài chương trình sách giáo khoa.

Câu 1 thường chiếm khoảng 0,5 điểm, mức độ kiến thức là nhận biết, yêu cầu nhận biết phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ hoặc biện pháp tu từ.

Câu 2 thường chiếm 0,5 điểm và câu 3 thường chiếm 1,0 điểm, mức độ kiến thức là thông hiểu, yêu cầu học sinh hiểu một nội dung hoặc một quan niệm nào đó.

Câu 3 thường chiếm 1,0 điểm, mức độ kiến thức là vận dụng, yêu cầu các em trình bày quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.

Ngoài ra, các em cũng lưu ý ở các câu 2, câu 3, câu 4, nếu câu hỏi có dạng: “Theo tác giả”, “Theo văn bản”, “Trong văn bản”…thì câu trả lời sẽ có ở trong văn bản.

Nếu câu hỏi có dạng “Theo anh/chị”, “Anh/chị hiểu như thế nào”, “Anh/chị có đồng tình (hoặc “cho rằng”, “tán thành”…) thì các em phải tự suy nghĩ và trình bày cách hiểu hoặc quan niệm của mình.

Phần Nghị luận Văn học  trong đề thi Ngữ văn chú ý các dạng bài: Phân tích, cảm nhận văn học (một đoạn thơ/ một đoạn văn/ một nhân vật/ một hình tượng…).

Khi làm câu Nghị luận văn học, các em cần đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn, gồm có: Mở bài (là một đoạn văn khoảng 6-10 dòng), Thân bài (gồm nhiều đoạn văn nhỏ, mỗi ý viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh) và Kết bài (là 1 đoạn văn khoảng 6-10 dòng).

Đây là phần phân hóa thí sinh cao nhất, nên cần viết sâu sắc, tinh tế, càng toàn diện càng tốt. Ngoài ra cô Lâm cũng lưu ý các em ôn trọng tâm đối với các tác phẩm văn học dưới đây.

Các tác phẩm cần chú ý trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020: 

  • Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
  • Việt Bắc – Tố Hữu
  • Sóng – Xuân Quỳnh
  • Vợ nhặt – Kim Lân
  • Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • Tây Tiến – Quang Dũng 
  • Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
  • Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
  • Rừng xà nu – Nguyễn Thành Trung (tự học có hướng dẫn)

Hi vọng các với những chỉ dẫn trên đây sẽ giúp ích ít nhiều cho các em học sinh 12 tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay cũng như xét tuyển vào Đại học Cao đẳng sắp tới.

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *