Cách sắp xếp thuốc theo nhóm đạt chuẩn GPP tại nhà thuốc

Để kinh doanh Nhà thuốc hiệu quả, các Dược sĩ phải nắm được cách sắp xếp thuốc theo nhóm đạt chuẩn GPP. Vậy sắp xếp Nhà thuốc như thế nào?

Cách sắp xếp thuốc theo nhóm đạt chuẩn GPP tại nhà thuốc

Việc sắp xếp các nhóm thuốc trong nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP, không những giúp được các Dược sĩ có thể thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm và bán thuốc, mà còn giúp quá trình xét duyệt nhà thuốc đạt chuẩn GPP được nhanh chóng hơn. Để giúp các Dược sĩ có thể quản lý Nhà thuốc tốt hơn, các Dược sĩ tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin chia sẻ những cách sắp xếp thuốc theo nhóm tại các Nhà thuốc hiện nay:

Thứ 1: Sắp xếp thuốc theo nhóm từng mặt hàng riêng biệt

Thường mỗi nhà thuốc sẽ có rất nhiều nhưng mặt hàng khác nhau.Ví dụ như: dược phẩm dùng để điều trị bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng hóa, thiết bị y tế,… Điều này đòi hỏi người bán thuốc phải phải biết cách nhận biết các mặt hàng để sắp xếp cho đúng vị trí:

Cách nhận biết tên thuốc:

  • Trên hộp ghi số đăng ký (SĐK): chữ – số được cấp – năm cấp
  • Nếu VN: là thuốc nhập khẩu; còn VD, VS, V.. là thuốc sản xuất trong nước)

– V…: ký hiệu nhận biết là thuốc

– 1200: số thứ tự do Cục quản lý dược cấp

– 12 : năm cấp số đăng ký (năm 2012)

  • Số khác: GC-XXXX-XX là số đăng ký thuốc gia công

Thuốc sẽ được sắp xếp thành 2 nhóm: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn:

Thuốc không kê đơn: phân loại dựa theo Thông tư 23 về quy định Danh mục thuốc không kê đơn (gồm 250 hoạt chất).

Thuốc kê đơn phân thành 30 nhóm dựa vào Công văn 1517/BYT-KCB Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

Cách nhận biết thực phẩm chức năng:

  • Số đăng ký ghi trên hộp là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC): số được cấp/ năm cấp/ YT-CNTC và có dòng chữ: Thực phẩm chức năng hoặc Thực phẩm dinh dưỡng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thứ 2: Sắp xếp thuốc theo nhóm yêu cầu bảo quản

Mỗi loại thuốc thường có yêu cầu bảo quản khác nhau. Cụ thể như:

  • Thuốc kháng sinh, hạ sốt… chỉ cần bảo quản ở điều kiện bình thường
  • Vacxin, thuốc viên đạn hạ sốt…thì cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt. Hoặc những loại hàng dễ bay hơi, có mùi, dễ phân hủy… thì cần có khu vực bảo quản riêng.

Sắp xếp đảm bảo được nguyên tắc nhà thuốc

Thứ 3: Theo yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành

  • Nhóm thuốc độc bảng A, B phải được sắp xếp riêng, hoặc phải được đựng trong các ngăn tủ riêng có khóa chắc chắn, bảo quản và quản lý theo các quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.
  • Hàng chờ xử lý: Xếp vào khu vực riêng, có nhãn “Hàng chờ xử lý”.
  • Riêng các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm truyền,… để ở trong cùng và không xếp chồng lên nhau.

Ngoài ra, quý nhà thuốc còn có thể lựa chọn dựa trên các nguyên tắc sắp xếp khác nhau như: Theo nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học; hãng sản xuất; dạng thuốc,…

Thứ 4: Sắp xếp đảm bảo được nguyên tắc: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra

Ngoài việc, sắp xếp thuốc theo nguyên tắc dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra. Chúng ta cũng cần phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, gọn gàng, ngay ngắn. Nhãn hàng (Chữ, số, hình ảnh,..) trên các bao bì cần sắp xếp quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng. Cũng như là đảm bảo chống đổ vỡ hàng hóa. Hàng nặng phải được để phía dưới, hàng nhẹ thì sắp xếp để phía trên.

Thứ 5: Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO & FIFO

  • Nguyên tắc FEFO (Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong.)
  • Nguyên tắc FIFO (Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước,…)

Thứ 6: Cách sắp xếp các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang

  • Sổ sách, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến chuyên môn cần được phân loại, bảo quản cẩn thận và sạch sẽ (Theo quy định).
  • Mẫu quảng cáo, giới thiệu thuốc cần có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo. Đồng thời phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
  • Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
  • Tư trang của Dược sĩ chuyên môn không được để trong khu vực quầy thuốc.

Việc học sắp xếp nhà thuốc theo nhóm đạt chuẩn GPP tại nhà thuốc, kê đơn thuốc và mở quầy thuốc kinh doanh cũng là một trong những chương trình học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Trong quá trình học các sinh viên ngành Dược không chỉ có cơ hội được tiếp thu kiến thức mà còn có cơ hội thực hành, tư vấn bán thuốc, vận hành quản lý Nhà thuốc, học chuyên môn kê đơn thuốc hiệu quả.

Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược

Năm 2020, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tiếp tục tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội với các bạn trẻ đã tốt nghiệp THPT. Thời gian đào tạo chính quy là 3 năm. Toàn bộ quá trình học các bạn trẻ đều được đào tạo kiến thức chuyên sâu ngành Dược kết hợp với việc thực hành, bán thuốc. Bên cạnh đó, các thầy cô trong Nhà trường cũng chia sẻ các kinh nghiệm quý báu để sau khi tốt nghiệp các Dược sĩ có thể tự tin hành nghề. Vì thế, nếu muốn trở thành Dược sĩ giỏi chuyên môn thì việc đào tạo từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hẳn là một lợi thế lớn.

Bạn có thể sử dụng hình thức Đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký học sau đó hoàn thiện hồ sơ học về địa chỉ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *