Trước kiến nghị nên đào tạo sinh viên sư phạm như các trường Y dược đào tạo sinh viên Y khoa để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên nhiều chuyên gia nêu lên ý kiến về vấn đề này.
- Bộ GD&ĐT thống kê 80% sinh viên ra trường có việc làm
- Có được bảo lưu điểm thi TN năm 2020 sang năm 2021
- Kỳ thi TN năm 2021 vẫn là cơ sở để đánh giá 12 năm học
Sinh viên sư phạm tại 1 trường Đại học. Ảnh minh họa
Có nên đào tạo sinh viên sư phạm như trường Y dược?
Cụ thể, theo ông Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng Khảo thí Chất lượng Cao đẳng Dược cho hay, tại hội thảo “Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông” vừa được tổ chức ở Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, TS Nguyễn Phú Chiến, Hiệu trưởng trường THCS Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội), chỉ ra bất cập về giảng viên đại học, cao đẳng sư phạm hiện nay. Ông Chiến kiến nghị sinh viên sư phạm cần thực hành nhiều như sinh viên y, tránh lý thuyết suông như hiện nay.
Theo ông Chiến, đa số giảng viên các trường sư phạm là sinh viên có thành tích học tập giỏi được giữ lại trường Đại học để nghiên cứu, giảng dạy. Tuy nhiên, đội ngũ này chưa có nhiều trải nghiệm dạy học thực tiễn ở bậc phổ thông. Khi đi dạy sinh viên sư phạm, những giảng viên này khá yếu ở mặt kinh nghiệm thực tiễn, đa phần là lý thuyết suông.
Cũng đồng quan điểm với ông Chiến, nhiều chuyên gia cho rằng, để có kỹ năng thì phải thực hành nhiều hơn. Việc thực tập có kèm cặp ở trường phổ thông cũng cần đánh giá quan trọng như học trên lớp.Thời gian thực tập cần coi là phần tích hợp của một chương trình đào tạo để đánh giá.
Một giảng viên đang thị phạm cho sinh viên sư phạm
Còn theo cô Phạm Phương Lâm – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho hay, việc đào tạo sinh viên sư phạm cũng như sinh viên Y dược cần được quan tâm hơn cả. Từ trước đến nay, các sinh viên các trường Y dược cũng như sinh viên các trường sư phạm vẫn có thời gian thực hành.
“Sinh viên sư phạm có 1 kỳ đi dạy ở trường phổ thông và mỗi kỳ học (từ năm thứ nhất) đều có vài buổi xuống trường trong tuần. Còn sinh viên Y dược cũng có thời gian đi thực tập ở các bệnh viện, các Nhà thuốc…. Tuy nhiên thời gian này cần thiết phải tăng lên và có đánh giá chuẩn mực nhất định. Cô Lâm nêu ý kiến
Còn theo TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng vấn đề của đào tạo giáo viên không phải là thiếu thực hành hay ở việc không tạo ra được giáo viên giỏi.
“Tôi cho rằng kiến thức về nghiệp vụ sư phạm không quá khó. Với cách đào tạo như hiện nay, các sinh viên sư phạm ra trường đều đảm nhận tốt. Vấn đề đào tạo sư phạm ở mình không tệ, mà tệ ở chỗ chúng ta quản lý giáo viên kém”, TS Vũ Thu Hương nói.
Bà Hương cho rằng ở Việt Nam đang quản lý giáo viên kiểu áp đặt. Trường đào tạo theo kiểu gì, thực hành ít hay nhiều, sau đó họ cũng đi dạy học theo lối mòn và kiểu tư duy bị áp đặt.
“Điều quan trọng vẫn là cần thay đổi môi trường làm việc của giáo viên chứ không nên đặt ra việc coi nặng về tăng tính thực hành. Đào tạo giáo viên của các trường sư phạm ở Việt Nam không kém”, bà Hương nêu quan điểm.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.