Học sinh 12 vừa ôn tập vừa ngóng nội dung tinh giản chương trình

Mặc dù không phải đến trường nhưng hàng ngày vẫn thường xuyên 2 buổi nhiều học sinh lớp 12 trên cả nước vẫn phải học qua mạng qua truyền hình và chờ nội dung tin giản từ Bộ.

Học sinh lớp 12 tự ôn tập ở nhà.

Học sinh 12 vừa ôn tập vừa ngóng nội dung tinh giản chương trình

Cụ thể, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đang gấp rút chỉ đạo các yêu cầu các đơn vị chuyên môn gấp rút biên tập nôi dung tinh giản chương trình học kỳ 2 cũng như đề thi minh họa để các em học sinh cũng như các thầy cô giáo căn cứ vào đó làm cơ sở để ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Theo đó sớm nhất là đầu tháng 04 Bộ sẽ ban hành chương trình tinh giản và đề thi minh họa.

Trong khi đó nhiều em học sinh trên cả nước, ngay từ khi sau Tết do dịch bệnh kéo dài cũng đã tích cực ôn tập. Trong đó vừa ôn lại kiến thức của học kỳ I, vừa theo dõi học chương trình của kỳ II trên mạng của các thầy cô giáo, vừa mong ngóng nội dung tinh giản chương trình và đề minh họa thi THPT quốc gia từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để định hướng lại phần kiến thức nào cần ôn chuyên sâu. 

Em Mai Anh (lớp 12 trường THPT Chu Văn An) tại Hà Nội dự định sử dụng ba môn Toán, Anh, Hóa (tổ hợp D07) để xét tuyển đại học, Mai Anh đã dành nhiều thời gian cho ba môn này. Từ học kỳ I, ngoài 5 ngày học ở trường mỗi tuần, trong đó có 3 ngày học hai buổi và hai ngày học một buổi, Mai Anh còn học thêm ở hai trung tâm khác với lịch học 4 buổi mỗi tuần (hai buổi Toán, một Hóa và một tiếng Anh).

Hai tháng nghỉ chống dịch, Mai Anh chuyển sang hình thức học online, học trên truyền hình với thời lượng 3 tiết mỗi ngày, mỗi tiết 25 phút. Theo nữ sinh, 25 phút mỗi tiết là hơi ngắn so với tiết học 45 phút như ở lớp, nhất là đối với môn Văn nên việc tiếp thu kiến thức có phần khó hơn. Tuy nhiên, học trên truyền hình và online là giải pháp tốt nhất lúc này. Vì vậy, Mai Anh vẫn giữ thói quen học hàng ngày và cố gắng thu nạp kiến thức nhiều nhất có thể.

Thời lượng học với thầy cô ít hơn hẳn so với học kỳ I nhưng Mai Anh lại vui vì thời gian tự học tăng lên. “Em không bị ảnh hưởng tinh thần nhiều khi tự học ở nhà. Điều lo lắng duy nhất là việc thi muộn hơn sẽ khiến thời gian đổi nguyện vọng và nhập học rút ngắn hơn”, Mai Anh nói.

Cũng theo TS Lương Tâm Uyên – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, Bộ cần sớm công bố chương trình tinh giản cũng như đề thi minh họa cho các em học sinh và các thầy cô giáo căn cứ vào đó để chuẩn bị, càng sớm ngày nào sẽ tốt cho học sinh và thầy cô ngày đó.

Nhiều tỉnh thành dạy học trên truyền hình

Thời điểm hiện tại đã có khoảng gần 20 tỉnh thành triển khai chương trình dạy học trên truyền hình, còn các trường THPT khác hoặc các tỉnh thành khác vẫn đang tiến hành giảng dạy qua các nền tảng xã hội khác. Tuy nhiên một khó khăn vướng mắc hiện nay đó là hình thức đánh giá chất lượng của học sinh đang là bài toán khó. Bà Uyên chia sẻ.

Năm học 2019-2020, học sinh mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết và nghỉ phòng Covid-19. Hầu hết học sinh ở các địa phương đã nghỉ hai tuần và có thể nghỉ kéo dài hơn nữa. Riêng học sinh THPT ở khoảng 30 tỉnh, thành đi học từ 2/3. Tuy nhiên, trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, một số nơi lại cho các em nghỉ dù đã đến trường trở lại được 1-2 tuần.

Cũng theo cô Mơ – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Dược cho hay tính đến nay Bộ GD&ĐT đã 2 lần điều chỉnh lại thời gian tổng kết năm học và thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành lại tiếp tục cho nghỉ hết 18.04. Nếu cứ tình hình này kéo dài việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sẽ gây khó khăn đối với học sinh. Nhiều chuyên gia cũng đã đề xuất nên hoãn thi tốt nghiệp năm nay thay vào đó là xét TN. Tuy nhiên vẫn còn đợi phản hồi từ Bộ tới đây khi mà chương trình tinh giản của Bộ được công bố.

 Tổng hợp tin tức giáo dục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *