Thay vì hỏi “Đi làm có xa không?”, ứng viên nên hỏi “Nhân viên mới được đào tạo như thế nào?”sẽ có cơ hội ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
- Mẹo làm việc nhóm hiệu quả của sinh viên Y Dược
- Sẽ thay đổi điểm cộng ưu tiên trong tuyển sinh Y Dược năm 2018?
- Bí quyết giúp tân sinh viên Y Dược ghi điểm trong mắt mọi người
Lý do khiến ứng viên ngành Y Dược mất điểm khi phỏng vấn tuyển dụng
Theo thống kê từ đầu năm đến nay, Việt Nam có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp. Đây là con số đáng báo động hiện nay khi mỗi năm Việt Nam chào đón hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp và những sinh viên sẽ đi về đâu nếu bị thất nghiệp. Lý giải về điều này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, do các ứng viên còn khá bị động trong việc tìm hiểu thông tin về bệnh viện cũng như vị trí công việc mình đang ứng tuyển như thế nào và bản thân họ có thể làm được gì cho bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe đó. Đây không chỉ riêng các sinh viên Y Dược sau khi tốt nghiệp mà còn nói chung cho các ngành, lĩnh vực khác.
Đây cũng là trọng điểm trong vấn đề năm nay khi đã làm nóng hội thảo khoa học quốc tế “Tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường lao động cho thanh niên và sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp” tổ chức tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Hà Nội).
Vị Chủ tịch này cũng chia sẻ, trong các buổi phỏng vấn ông thường nhận được những câu hỏi như: Đi làm có xa không? Thời gian làm việc như thế nào? Công việc có cần tiếng Anh không? Đồng ý việc đây là những vấn đề đáng quan tâm nhưng không nên coi đó là câu hỏi trọng tâm trong quá trình phỏng vấn. Thay vì hỏi những câu thông thường, bạn nên hỏi những câu hỏi như: Công việc của nhân viên mới như thế nào? Nhân viên mới cần đáp ứng tiêu chuẩn công việc như thế nào? Phương hướng phát triển nhân viên mới là gì? có thể giúp ứng viên hiểu hơn về công việc và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng thái độ chuyên nghiệp
Nguyễn Ngọc Oanh (cựu sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) sau khi ra trường đã tìm được cho mình công việc phù hợp với ngành học. Sau một năm làm việc tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe, anh nhận thấy những sinh viên Y Dược ra trường thường thiếu kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế. Điều này có thể lý giải do việc học không theo định hướng, học theo cảm tính và theo số đông. Do đó sinh viên các chuyên ngành Điều dưỡng, Xét nghiệm hay Dược học đều phải rèn luyện tác phong chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng qua email, điện thoại hay gặp trực tiếp để có thể ghi điểm trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
Nếu bạn sử dụng email để ứng tuyển thì không nên chỉ đề đúng chủ đề mail và một loạt tệp đính kèm. Điều này sẽ gây cảm giác khó chịu và thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng. Hay đối với hình thức trao đổi qua điện thoại hay nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng, các ứng viên cần chú ý chào hỏi trước khi bắt đầu vào nội dung chính. Khi vào nội dung chính thì cần đi thẳng vào vấn đề, mục đích, thể hiện hết khả năng và kết thúc bằng một lời chúc hay lời cảm ơn. Mặc dù các nhà tuyển dụng không bắt bạn làm như vậy nhưng đó là cách giúp bạn ghi điểm thay vì mờ nhạt do việc thiếu tôn trọng người khác. Do đó ngay khi còn ngồi trên ghế nhà Trường, sinh viên dù Đại học hay Cao đẳng Dược, Điều dưỡng hoặc Xét nghiệm nên rèn luyện cho mình những kỹ năng này.
Giai đoạn thử việc là cơ hội để ứng viên thể hiện bản thân rõ nhất, nhưng đây cũng là gia đoạn nhạy cảm mà các ứng viên có thể giấu dốt hoặc nối dối với hy vọng vừa lòng cấp trên, nhưng đây được xem là hành động sai lầm vì cấp trên không biết năng lực của bạn như thế nào để giao việc và nguy cơ bạn không hoàn thành công việc là rất cao.
Do đó, trong gia đoạn quan trọng này, bạn nên thể hiện đức tính cần cù, chăm chỉ học hỏi và trái thái độ quá tự tin, luôn nghĩ bản thân là đúng mà bỏ qua ý kiến của người khác. Đồng thời việc tham gia góp ý chính là cách tạo ấn tượng quan trọng đối với nhà tuyển dụng.
Nguồn: Truongcaodangyduocpasteur.edu.vn